Khi trẻ 3-6 tuổi tò mò về giới tính, việc quan trọng là nắm vững thông tin và truyền đạt một cách phù hợp. Bố mẹ cần tạo không gian an toàn để trẻ thoải mái đặt câu hỏi và không nên gượng ép hay giấu thông tin. Hãy giải thích một cách đơn giản, thoải mái và chân thực, khuyến khích hỏi và tạo điều kiện cho trẻ hiểu và chấp nhận sự khác biệt về giới tính.
Có thể rất nhiều mẹ sẽ la ầm lên mà bảo rằng: Sao lại nói với trẻ 3 – 6 tuổi về giới tính? Ở tuổi đó trẻ còn quá nhỏ để biết những thông tin như vậy! Thật ra, điều này không hoàn toàn đúng đâu các mẹ nhé!
Dưới đây là những thông tin bổ ích cho các mẹ:
Khi nào thì mẹ có thể nói với trẻ về giới tính?
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 70% các bậc cha mẹ giáo dục giới tính cho trẻ khi con ở độ tuổi vào cấp II hoặc cuối cấp III. Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm của các bậc cha mẹ vì giáo dục giới tính là một lĩnh vực rất rộng, chưa kể, việc trẻ tự nhận biết và tự hào về giới tính của mình, ý thức về giá trị của bản thân cũng có thể được xem là một khía cạnh của giáo dục giới tính.
Cha mẹ nên nói chuyện giới tính khi trẻ từ 3-5 tuổi
Trên thực tế, theo các chuyên gia, ngay từ khi mới lên 3, lên 5 tuổi, trẻ đã bắt đầu để ý đến bộ phận sinh dục của mình, đặc biệt là các bé trai. Chúng thường sờ mó và thích thú khi phát hiện ra sự thay đổi của “quả ớt”. Riêng các bé gái thì quan tâm đến vấn đề “bé được sinh ra như thế nào” hơn. Do vậy, ba mẹ nên chủ động chuẩn bị để giải thích cho con hiểu.
Cha mẹ ứng xử như thế nào khi trẻ tò mò về giới tính?
Ở tuổi này, trẻ có thể phát triển nhận thức qua các câu hỏi ngây thơ như: Tại sao con không có… mà bạn ấy lại có…? Con trai là gì? Con gái là gì? Em bé sinh ra ở đâu? Tại sao mẹ có vú mà con lại không?… Cha mẹ sẽ ứng xử và nói chuyện với con như thế nào trong những tình huống đó, đặc biệt là những bé đã bắt đầu vào cấp I.
Cha mẹ hãy tham khảo một vài bí kíp dưới đây:
– Với những câu hỏi như vậy, ba mẹ hãy trả lời con một cách trung thực và dễ hiểu, không nên tỏ ra lo lắng hay thấy bất an vì những câu hỏi của trẻ chỉ là sự tò mò ở độ tuổi đang khám phá thế giới xung quanh mà thôi. Cha mẹ càng trả lời dễ hiểu, nhẹ nhàng thì trẻ sẽ càng hiểu nhanh vấn đề hơn. Và cha mẹ lưu ý, chỉ trả lời những câu hỏi trẻ hỏi, không nên trả lời nhiều quá vì lúc này trẻ chưa thể nhận thức tất cả mọi thứ.
Cha mẹ hãy trả lời con những câu hỏi về giới tính một cách trung thực, dễ hiểu, nhẹ nhàng
– Để có thể giúp trẻ hiểu hơn về giới tính, cha mẹ có thể nói chuyện với trẻ từ những tình huống trong cuộc sống, những khi cùng nhau xem tivi hay làm việc nhà, vui chơi. Bên cạnh trả lời câu hỏi của trẻ, cha mẹ cũng có thể đặt câu hỏi để trẻ trả lời như vậy, trẻ sẽ ghi nhớ tốt hơn những vấn đề liên quan tới giới tính.
– Khi trẻ lớn hơn một chút, cha mẹ nên mua cho trẻ những cuốn sách về giới tính để trẻ tìm hiểu và có kiến thức về điều đó, ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cùng con đọc và giúp con trả lời những thắc mắc về giới tính mà trong sách báo không chỉ ra.
Ngoài ra, trong khi dạy con, ba mẹ cần quan tâm đến suy nghĩ, kiến thức của con: cần hỏi xem con đã biết gì, biết đến đâu. Từ đó có thể điều chỉnh các thiếu sót, sai lầm và cung cấp các kiến thức khoa học gắn liền với giá trị văn hóa cho trẻ. Việc cho trẻ tìm hiểu qua các nguồn sách đáng tin cậy hoặc tham vấn bác sĩ, nhà tâm lý cũng rất hữu ích.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Lưu ý rằng trẻ 3-6 tuổi thể hiện sự tò mò về giới tính là bình thường. Hãy đáp ứng câu hỏi của trẻ một cách tỉnh táo, đơn giản và dễ hiểu, khuyến khích trẻ tìm hiểu thêm về sự khác biệt giới tính một cách tích cực và tôn trọng. Thực tế về giới tính nên được giảng dạy một cách dần dần và đúng cách. Sự hiểu biết giới tính sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn trong tương lai.