Cách nhận biết và phòng tránh bệnh viêm amidan ở trẻ em

0
8

Bệnh viêm amidan ở trẻ em thường xuất hiện với các triệu chứng như đau họng, khó chịu, khó nuốt và sốt. Để phòng tránh bệnh này, cần chú ý vệ sinh cá nhân, ăn uống cân đối, giữ ấm cơ thể cho trẻ và tránh tiếp xúc với người bị nhiễm vi khuẩn. Khi phát hiện triệu chứng, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bệnh viêm amidan ở trẻ em là một bệnh thông thường và trẻ rất dễ gặp phải. Dù vậy, bệnh này ở trẻ em vẫn chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức. Thực tế, có không ít mẹ còn “ngó lơ” viêm amidan vì cho rằng đây chỉ là bệnh nhẹ. Tuy nhiên, các mẹ cần biết rằng, nếu bệnh viêm amidan ở trẻ không được điều trị kịp thời, dứt điểm, thì sẽ để lại những biến chứng và hậu quả khôn lường đối với trẻ nhỏ. Vậy nhận biết bệnh thế nào, nặng hay nhẹ để điều trị kịp thời đúng lúc đúng cách, phòng tránh bệnh cho con ra sao, mời mẹ cùng tham khảo nội dung chia sẻ ngay sau đây nhé. 

1. Về bệnh viêm amidan ở trẻ em 

Bệnh viêm amidan là bệnh khá phổ biến ở trẻ – Ảnh Internet

Bệnh viêm amidan ở trẻ em là một loại bệnh liên quan đến cấu trúc vòm họng của trẻ/ Amidan là một cấu trúc bên trong vòm họng, nó có chức năng quan trọng, ngăn ngừa sự xâm nhập vào cơ thể của các loại vi khuẩn và virus thông qua đường hô hấp. Và, bệnh viêm amidan là do bộ phận amidan bị viêm nhiễm bởi các loại vi khuẩn, virus, khi hệ miễn dịch bị suy yếu.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan ở trẻ em

Bệnh viêm amidan ở trẻ em thường có 3 nguyên nhân chính sau đây:

2.1 Viêm nhiễm

Do cơ thể của trẻ bị cảm lạnh làm cho hệ miễn dịch suy yếu đi, các loại vi khuẩn và vi rút có sẵn ở vùng mũi họng phát triển gây nên các loại bệnh về đường hô hấp như cúm, sởi, ho gà ,…dẫn đến làm viêm nhiễm tuyến amidan của trẻ. Các loại vi khuẩn này thường là những liên cầu hoặc tụ cầu đặc biệt nguy hiểm do liên cầu tan huyết.

Do cơ thể của trẻ bị cảm lạnh làm cho hệ miễn dịch suy yếu đi, các loại vi khuẩn và vi rút có sẵn ở vùng mũi họng phát triển – Ảnh Internet

2.2 Tạng bạch huyết

Ở một số trẻ em, tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh, nhiều hạch ở vùng cổ hay ở vùng họng phát triển quá nhanh gây nên viêm nhiễm, và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm amidan xảy ra trên cơ thể của trẻ.

2.3 Do cấu trúc và vị trí của amidan

Cấu trúc của amidan có rất nhiều khe hốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút trú ngụ và phát triển các mầm bệnh. Bên cạnh đó, amidan còn nằm ngay trên ngã tư của đường ăn và đường thở, tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi và là cửa ngõ để vi khuẩn , virus xâm nhập vào cơ thể.

3. Biểu hiện của bệnh viêm amidan ở trẻ em

Khi trẻ bị bệnh viêm amidan thường sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Sốt toàn thân : Khi trẻ bị viêm amidan sẽ bị sốt cao toàn thân, có thể sốt lên tới 40 độ, đây là tình trạng xuất hiện đầu tiên khi trẻ bị viêm amidan. Cơ thể của trẻ sẽ trong tình trạng bị mệt mỏi và khó chịu kéo dài.
Khi trẻ bị viêm amidan sẽ bị sốt cao toàn thân, có thể sốt lên tới 40 độ – Ảnh Internet
  • Amidan bị sưng tấy : Amidan trong vòm họng sẽ bị sưng tấy, kích cỡ bị phình lên gây đau đớn cho trẻ. Trẻ sẽ bị đau rát họng, ăn vào khó nuốt, co cảm giác vướng víu ở vùng cổ. Nếu nặng hơn thì trẻ có thể bị lạc giọng và thậm chí là sẽ bị mất luôn cả giọng.
  • Lưỡi bị trắng, niêm mạc bị đỏ : Trẻ sẽ có cảm giác miệng khô và đắng, lưỡi bị trắng, niêm mạc sẽ bị đỏ lên và hàm của trẻ sẽ bị nổi hạch, gây nên những cơn đau đớn kéo dài, có thể gây đau đớn lên cả vùng tai của trẻ.
  • Trẻ sẽ bị khỏ thở : Do amidan phình lên bất thường do viêm nhiễm, cản trở đường hô hấp của trẻ, khiến trẻ thở gấp, không sâu và có khi phải thở cả bằng miệng.
Trẻ khó thở khi ngủ và luôn cảm thấy khó chịu. Ảnh Internet
  • Dịch nhờn mũi họng xuất hiện nhiều : Trẻ sẽ xuất hiện các chất dịch nhờn ở mũi và họng, chất dịch này loãng hay đặc và màu sắc như thế nào thì còn tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm amidan, làm cho bé luôn ở trong tình trạng sụt sùi.

4. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm amidan ở trẻ em

4.1 Phát hiện, xác định mức độ bệnh để có cách điều trị đúng

Khi trẻ có những triệu chứng của bệnh amidan, việc mà các mẹ cần làm ngay đó là:

  • Khám họng cho trẻ : Mẹ cần kiểm tra xem thử amidan của trẻ có bị sưng hay không, lưỡi có nổi mụn trắng hay chỉ là bé bị viêm họng thông thường. Hai bên có bị nổi hạch hay không?
Bác sỹ dang khám bệnh viêm amidan ở trẻ em. Ảnh Internet
  • Đo thân nhiệt cơ thể của trẻ : Mẹ cần đo xem nhiệt độ cơ thể của trẻ ra sao, có bị sốt hay không, nếu bị sốt cao quá 38 độ thì phải hạ nhiệt cho trẻ bằng thuốc và nước ấm, cho trẻ mặc đồ thông thoáng, thoải mái hơn.
  • Kiểm tra mũi và tai : Sau đó là kiểm tra tai và mũi cho trẻ xem tai và mũi có bị chảy chất dịch nhầy, chảy mũ hay không.
  • Chăm sóc trẻ : Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để giúp cơ thể bài tiết và nhanh chóng hạ sốt. Không nên ép trẻ ăn trong lúc này mà nên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ nuốt như sữa hoặc cháo.
  • Điều trị : Tùy vào tình trạng cụ thể mà mẹ phát hiện, mà có cách điều trị phù hợp. Nếu mức độ nhẹ và trẻ là đứa trẻ rất khỏe mạnh, mẹ có thể chăm sóc trẻ chu đáo tại nhà, cho con súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày kết hợp cho uống nước ấm với gừng tươi mật ong cùng chanh, hoặc nước chanh mật ong ấm. Sau vài ngày tình trạng của con có thể thuyên giảm và khỏi. Mẹ cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để giúp con mau khỏi. Nếu tình trạng bệnh của con nặng, mẹ cần đưa con đi bác sỹ để được điều trị nhanh, hiệu quả bằng thuốc tây. Mẹ cũng không quên vẫn tiếp tục cho con súc miệng bằng nước muối và uống nước gừng hoặc nước chanh, để nâng cao hiệu quả điều trị nhé. 

4.2 Phòng ngừa bệnh viêm amidan ở trẻ em

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ, đồng thời, cũng phải giữ gìn vệ sinh đường hô hấp cho trẻ bằng cách sử dụng nước muối sinh lý, để vệ sinh sạch sẽ vùng mũi cho trẻ. Đối với các trẻ lớn hơn phải dạy trẻ cách đánh răng , súc miệng đúng cách, tránh đưa tay vào miệng, hạn chế thổi và chơi với bong bóng.
Khuyến khích siêng năng vệ sinh răng miệng
  • Đảm bảo giữ ấm cho trẻ trong các giai đoạn chuyển giao mùa, đăc biệt là phải giữ ấm cổ và tay chân cho trẻ. Không nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa trong nhà chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời quá nhiều, sẽ làm ảnh hưởng đến đường hô hấp và dễ sinh bệnh.
  • Giữ cho không khí trong nhà khô thoáng, sạch sẽ tránh ẩm mốc, kín gió. Cho trẻ tránh xa các môi trường bụi bẩn và khói thuốc.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ hợp lý và dinh dưỡng, không nên cho trẻ ăn các loại đồ lạnh quá nhiều nhất là vào mùa nóng, mùa hè . Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa và hô hấp của trẻ, tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh có cơ hội phát triển.

5. Có nên cắt amidan ở trẻ em hay không?

Các mẹ cần lưu ý nhiều hơn đến sức khỏe của trẻ – Ảnh Internet

Mẹ cần lưu ý rằng, chỉ khi nào có chẩn đoán của bác sĩ chuyên môn về Tai – Mũi – Họng thì mới có thể cho trẻ cắt viêm amidan theo chỉ định. Thông thường, bệnh viêm amidan đều có thể điều trị khỏi một cách hiệu quả nếu đúng cách. Và, chỉ nên cắt amidan cho trẻ khi trẻ bị viêm nhiễm nhiều hơn một lần, gây đau đớn và ảnh hưởng đến trẻ. Vì, cắt amidan chỉ là một cuộc phẫu thuật đơn giản, song cũng có thể để lại nhiều biến chứng khôn lường nếu sau phẫu thuật không có cách chăm sóc đúng.

Bệnh viêm amidan ở trẻ em thường xảy ra rất nhiều và thường xuyên. Bệnh càng phổ biến vào các thời điểm khí hậu thay đổi, thời tiết giao mùa. Do vậy, các mẹ cần lưu ý về bệnh hiểu về bệnh, lưu ý nhiều hơn đến sức khỏe của trẻ, nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng, để bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh các mẹ nhé!

Cảm ơn quý vị đã đọc bài viết này. Để nhận biết và phòng tránh bệnh viêm amidan ở trẻ em, cần tập trung vào việc giữ vệ sinh cá nhân, khi trẻ bị cảm hoặc viêm họng cần đưa đi khám ngay. Đồng thời, nên tăng cường dinh dưỡng và thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Chúc quý vị và gia đình luôn khỏe mạnh!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận