Để lập kế hoạch nghỉ thai sản hiệu quả, mẹ bầu cần tập trung vào việc bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi. Hãy tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghỉ ngơi đủ giấc, ăn uống lành mạnh và thực hiện các bài tập dành cho bà bầu. Đặt ra kế hoạch công việc linh hoạt, sắp xếp thời gian để đến các cuộc hẹn kiểm tra thai kỳ hợp lý. Đừng quên chuẩn bị tinh thần cho giai đoạn mới sắp đến và chia sẻ với người thân để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Việc sắp xếp công việc và chuẩn bị chu đáo mọi thứ trước khi sinh con là điều mẹ bầu nên làm để có thời gian nghỉ thai sản hoàn hảo.
Đầu tiên mẹ bầu nên các định lựa chọn muốn nghỉ thai sản của mình. Sau đó hãy tìm hiểu kỹ càng quy định và chính sách của công ty để chọn hình thức phù hợp nhất.
Tìm hiểu chế độ nghỉ thai sản
Các quy định nghỉ thai sản theo pháp luật là quyền lợi của lao động nữ đã ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên và đã đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trước khi sinh 12 tháng.
Trước khi lên kế hoạch nghỉ thai sản mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ quyền lợi và chế độ.
Thời gian nghỉ thai sản theo luật là 6 tháng, trước sinh không nghỉ quá hai tháng và không tính các ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần hay nghỉ phép khác vào thời gian này.
Lúc này, mẹ bầu nên gặp các cán bộ phụ trách về nhân sự để tìm hiểu về chính sách riêng của công ty. Nếu công ty không có bộ phận nhân sự riêng và bạn sợ quyền lợi của mình có thể bị ảnh hưởng khi cấp trên biết được bạn đang có thai thì hãy hỏi về chính sách mà không cần thiết phải đề cập đến tình trạng của bạn.
Một kênh khác để mẹ bầu có thể tìm hiểu về chuyện này là hỏi đồng nghiệp, đặc biệt là những người đã có kinh nghiệm với chuyện này. Thông tin bạn cần biết là cách đề xuất nghỉ thai sản như thế nào và những phản ứng bạn có thể gặp từ lãnh đạo, người nào có tác động trong công ty mà bạn có thể lấy được thông cảm từ họ vì chuyện này? Hãy hỏi người bạn tin tưởng và sẽ không để lộ chuyện của bạn.
Lập kế hoạch nghỉ thai sản
Sau khi tìm hiểu được chính sách công ty bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch nghỉ thai sản bằng cách đếm số ngày phép của mình.
Tùy vào tình hình sức khỏe mà mẹ bầu có thể lựa chọn nghỉ từ tháng thứ 8 hay để cận ngày sinh và tận dụng được thời gian nghỉ ngơi hợp pháp của mình sau sinh.
Chọn khoảng thời gian nghỉ thai sản như thế nào mẹ bầu cũng nên cân nhắc nhiều yếu tố.
Bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp nghỉ không lương để chăm sóc sức khỏe dựa trên mức độ cho phép của công ty. Lúc này, để tăng sức thuyết phục cho đề nghị nghỉ một thời gian dài, mẹ bầu nên chuẩn bị những phương án thay thế duy trì cho công việc của mình một cách khả thi. Mẹ bầu cũng nên cân nhắc tình hình tài chính khi quyết định điều này nhé.
Cuối cùng, nếu bạn quyết định không quay lại với công việc sau khi sinh thì nên nói cho sếp bạn biết. Vì nếu không nói bạn có thể bị buộc phải trả lại khoảng tiền duy trì bảo hiểm trong thời gian nghỉ thai sản. Tuy nhiên điều này sẽ không áp dụng nếu bạn nghỉ làm sau sinh là do bệnh tật hoặc các tình huống phát sinh bất ngờ không thể làm khác được.
Nếu bạn còn chưa chắc về việc mình nghỉ hay không sau sinh thì nên chọn giải pháp mở với công việc. Nghĩa là bạn sẽ cho sếp bạn biết tình hình và thông báo sớm nhất khi bạn quyết định. Điều này nên áp dụng nếu sếp bạn là người đáng tin cậy.
Tham khảo thông tin và cách ứng phó từ các mẹ bầu khác là một cách có thể giúp mẹ bầu giải quyết tình huống tốt hơn.
Và sau tất cả những yếu tố, cân nhắc, giờ thì mẹ bầu hãy thực hiện kế hoạch của mình thôi.
Chúc mừng mẹ bầu sắp nghỉ thai sản! Hãy lập kế hoạch nghỉ hiệu quả bằng việc chuẩn bị sẵn sàng tinh thần và vật chất, chăm sóc sức khỏe, lên lịch ôn tập và chuẩn bị cho việc chăm sóc em bé sắp đến. Đừng ngần ngại nhờ sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Xin cảm ơn bạn đã đọc! #ChămSócThaiNghén #MẹBầu #NghỉThaiSản