Cách khen con để giúp trẻ tự lập và trưởng thành mà mẹ nào cũng nên thử

0
11

Để giúp trẻ tự lập và phát triển, hãy khen ngợi con mỗi khi họ đạt được mục tiêu nhỏ, khuyến khích sự tự tin và sáng tạo. Hãy trấn an và khuyến khích khi con gặp thất bại, giúp con nhận ra học hỏi từ sai lầm. Quan trọng nhất là dành thời gian chất lượng với con, lắng nghe và tôn trọng quan điểm của họ.

Việc khen con rất quan trọng vì đây là nguồn động viên lớn giúp con trưởng thành hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết khen con đúng cách và đôi khi lời khen của cha mẹ khiến con tự kiêu ảnh hưởng đến nhân cách, thành công của con sau này.

Vậy khen con như thế nào mới đúng? Dưới đây là 3 cách các nhà khoa học đã khuyên cha mẹ nên khen con  để giúp con tự lập, trưởng thành hơn. 

1. Khen ngợi nỗ lực của con

Khen ngợi nỗ lực của con được các nhà khoa học đánh giá cao

Thay vì ca ngợi con người, cha mẹ hãy dành lời khen cho những nỗ lực của con. Đây là lời khuyên được các nhà nghiên cứu tại ĐH Stanford, Mỹ, khuyên các ông bố bà mẹ khi muốn khen con. Các nhà khoa học cho biết, cách cha mẹ khen ngợi trẻ sẽ ảnh hưởng đến tư duy của trẻ.

Đối với những đứa trẻ có tư duy bảo thủ, chúng luôn nghĩ rằng những thứ như trí thông minh, tính cách, khả năng sáng tạo là bẩm sinh và không biến đổi, do đó chúng sẽ không chịu nỗ lực. Từ đó dẫn đến tự kiêu, tự đại.

Còn đối với những đứa trẻ có tư duy cầu tiến thì sẽ không ngừng nỗ lực để có thể sở hữu được trí thông minh, khả năng sáng tạo lớn hơn. Và chúng ngày càng lớn mạnh trước những thử thách.

Do đó, hãy khen ngợi thông minh để khai phát tư duy cầu tiến của trẻ. Một số lời khen mẹ có thể áp dụng:

– Con đã tìm ra cách thật tốt để làm việc này (Khen ngợi theo kiểu chiến lược).

– Con có vẻ đã thực sự hiểu vấn đề rồi đó (Khen ngợi với lý do cụ thể).

– Mẹ có thể nói rằng con đã luyện tập rất chăm chỉ (Khen ngợi nỗ lực).

2. Trao cho trẻ lời khen chính xác với thành tích thực

Ba mẹ nên trao cho con lời khen chính xác đừng khen giả tạo kẻo hại con

Đôi khi lời khen của người lớn dành cho trẻ không hẳn vì chúng làm tốt mà vì sợ chúng buồn nên dành lời khen để động viên. Tuy nhiên, chính lời khen giả tạo này lại ảnh hưởng lớn đến sự trưởng thành của trẻ và đôi khi làm tổn thương trẻ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ có những đứa trẻ dưới 7 tuổi mới chấp nhận những lời khen “bề nổi”. Những đứa trẻ lớn hơn sẽ nghi ngờ những lời khen giống như người trưởng thành. Và hậu quả nếu trẻ chấp nhận lời khen “bề nổi” thì sẽ chìm đắm trong lời khen ngợi và bị tụt lại phía sau không phát triển được.

Vì vậy, hãy trao cho trẻ lời khen chính xác dành cho những thành tích có thực. Nếu trẻ chưa làm được hãy động viên con làm tốt hơn thay vì khen chúng.

3. Hạn chế khen ngợi trẻ

Hạn chế khen ngợi nếu không có thể khiến con mất hết động lực cố gắng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khen ngợi đồng thời tạo ra sự mất động lực. Thay vì khen chúng thường xuyên theo kiểu: “Thật tự hào về con vì con đã giúp đỡ mọi người” hay như “Sự chia sẻ tuyệt vời”… cha mẹ hãy sử dụng lời khen theo kiểu không mang tính đánh giá như: “Con đã tự mình đi giày được rồi”, ” Con đã làm được”…

Việc cắt giảm lời khen nghĩa là khen đúng cách, khen mang tính nhận xét đúng không nên là “nịnh bợ” hoặc “đưa con lên mây xanh”… sẽ giúp trẻ nỗ lực nhiều hơn và phát triển tốt hơn.

Vì vậy cha mẹ hãy cố gắng quan sát và đưa ra nhận xét một cách đơn giản nhưng đúng vấn đề. Ví dụ như nếu trẻ vẽ tranh hãy nhận xét bức tranh đó đúng và cho trẻ phản hồi của bạn thay vì phán xét những thứ mà bạn quan sát được.

Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho mọi người. Chúc mọi người một ngày tốt lành!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận