Cách hành xử thông minh khi con “tinh nghịch”

0
9

Để hành xử thông minh khi con “tinh nghịch”, bạn cần thể hiện sự kiên nhẫn, quyết đoán và tôn trọng. Hãy thiết lập quy tắc rõ ràng, áp dụng biện pháp khuyến khích tích cực và xử lý hợp lý khi cần. Chia sẻ cảm xúc, dành thời gian chơi cùng con và định hình mô hình hành vi tích cực để giúp con hiểu và thích nghi tốt hơn.

Nếu chẳng may bé nhà mình có tật ăn cắp vặt, các mẹ sẽ xử lý thế nào nhỉ?

Tìm hiểu nguyên nhân

Hãy xem, đâu là những nguyên nhân chính có thể khiến trẻ ăn cắp vặt nhé:

– Trẻ bị “cám dỗ” bởi những thứ mà mình không có, trong khi các trẻ khác thì có rất nhiều.

– Trẻ thích món đồ gì đó và rất muốn có được chúng, trong khi món đồ đó không có ai đang giữ.

– Trẻ đơn giản chưa ý thức được việc lấy cắp là một việc xấu không nên làm.

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ ăn cắp vặt là sợ hỏi xin những thứ trẻ thích mà người lớn không cho. Ảnh minh họa từ internet

– Trẻ sợ hỏi xin thì người lớn hay bạn bè sẽ không cho.

– Trẻ chưa đủ chín chắn để kiểm soát, tự chủ.

– Trẻ bị bạn bè lôi kéo hay bắt chước người khác.

Ba mẹ nên làm gì?

Tránh hai thái cực

Phản ứng thường gặp của nhiều bậc ba mẹ khi biết con mình ăn cắp vặt là bao che hoặc la mắng, đánh đập. Tuy nhiên, đây là 2 thái cực sai lầm, ba mẹ tuyệt đối không nên làm vì bất cứ ly do nào. Bao che sẽ khiến trẻ được lừng, thậm chí có thể trẻ còn xem chuyện cắp vặt là đúng và được phép làm. Ngược lại, la mắng, đánh đập sẽ khiến trẻ mặc cảm, tự ti.

Nói cho con hiểu

Khi biết con mình ăn cắp, ba mẹ nên chọn thời điểm phù hợp trò chuyện trực tiếp với con, cho con biết đó là việc xấu và những hậu quả mà con có thể gặp phải, bị la mắng, bạn bè ghét… Sẽ hữu ích hơn khi ba mẹ cho trẻ được nói lên ý kiến của mình, kể cả lý do vì sao con cắp vặt và qua đó ba mẹ khuyên nhủ con. Ba mẹ cần căn cứ vào việc con cắp vặt là lần đầu hay đã thành thói quen, tìm nguyên nhân sâu xa của hành vi đó của con để nếu cần có thể nhờ chuyên gia tâm lý tư vấn.

Thay vì la mắng con, mẹ nên giải thích cho con hiểu hành động ăn cắp của mình là sai trái. Ảnh minh họa từ Internet

Để mắt đến con

Hằng ngày, ba mẹ nên quan sát, nếu thấy con có đồ chơi, dụng cụ học tập gì mới mà đó không phải là những thứ mình đã mua thì nên hãy kỹ con, xem ở đâu con có những vật dụng đó. Nếu trẻ nói được người khác tặng, ba mẹ có thể gặp người mà trẻ nói đã tặng cho mình để xác minh. Còn nếu trẻ lỡ lấy cắp của người khác thì ba mẹ cần bình tĩnh giải thích, khuyên răn trẻ đó là việc xấu không nên làm, và bảo con nhận lỗi và trả lại cho bạn. Đa số các bé 6-12 tuổi đều có thể hiểu lời dạy nhẹ nhàng của ba mẹ.

Làm gương cho con

Ba mẹ phải luôn là người làm gương cho con, chẳng hạn, khi đi đâu đó với con, ba mẹ đừng bao giờ “cầm nhầm” đồ của ai đó, dù nhỏ mấy. Trẻ không chỉ bắt chước mà thậm chí có thể còn không nghe lời dạy bảo của ba mẹ ràng việc trộm cắp là xấu, không nên làm, vì trẻ biết chính ba mẹ cũng từng làm việc đó.

Nếu trẻ vẫn tiếp diễn?

Thói quen cắp vặt của trẻ nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ là “vấn đề” ba mẹ không nên bỏ qua. Thực tế nhiều trẻ cho biết việc từ bỏ thói quen cắp vặt là vô cùng khó, dù trẻ biết đó là hành vi không tốt. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ vẫn tiếp tục giúp trẻ hiểu rằng cắp vặt không chỉ là hành vi sai trái mà còn là vi phạm pháp luật, trẻ có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng nếu tiếp tục. Trong trường hợp này, ba mẹ cũng nên cân nhắc cho con đến gặp chuyên gia tâm lý để nhờ tư vấn, giúp đỡ. Có thể sẽ mất thời gian nhưng bạn cần kiên trì và rồi nhất định trẻ sẽ từ bỏ được thói quen xấu đó.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hãy hiểu rằng việc chăm sóc và kiên nhẫn với trẻ “tinh nghịch” là yếu tố quan trọng để giúp trẻ phát triển tích cực hơn. Hãy tận dụng cơ hội để truyền đạt kiến thức và giáo dục con cái một cách tình cảm và thông minh. Chúc bạn thành công trong việc nuôi dạy con cái!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận