Để trẻ tự xúc thức ăn khi bước vào giai đoạn tập đi, bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như chén, thìa, đũa và khay ăn có thể gắn vào bàn. Hãy khuyến khích trẻ thực hành tự xúc thức ăn bằng cách hướng dẫn, khích lệ và kiên nhẫn. Đồng thời, tạo điều kiện cho trẻ tự thử nghiệm và phát triển kỹ năng từng bước nhỏ. Đặc biệt, đừng quên khen ngợi và ủng hộ trẻ trong quá trình học tập và thử nghiệm.
Tự xúc ăn không chỉ khiến con ăn ngoan, mẹ nhàn mà còn hình thành tính độc lập cho con. Đây là một thói quen tốt cha mẹ nên rèn khi con bắt đầu bước vào độ tuổi tập đi.
1. Cho bé làm quen với dụng cụ đồ ăn
Tập xúc ăn sẽ giúp bé tự lập hơn
Để bé dễ hình dung về việc tự lập ăn uống, các mẹ nên sắm một bộ đồ ăn thật dễ thương, bắt mắt để bé có hứng thú hơn với chuyện ăn uống. Mẹ cần chuẩn bị 2 chiếc thìa, 2 chiếc chén hoặc khay nhiều ngăn (hãy chọn những bộ dụng cụ bắt mắt, nhiều màu sắc). Sau đó, hãy đưa cho bé và nói rằng, con sẽ ăn đồ ăn ở trong những chiếc chén này.
2. Tập ăn “giả”
Mẹ có thể cùng bé chơi trò chơi tập ăn cơm. Mẹ nên dùng bộ dụng cụ ăn uống của bé để chơi, như vậy, bé sẽ có quá trình tập ăn và khi có đồ ăn thật bé cũng dễ dàng thực hiện hơn.
Mẹ hãy hướng dẫn bé nên dùng thìa thế nào, xúc thức ăn ra sao để bé tập. Mẹ hãy chơi trò chơi này khoảng 3 lần trước khi cho bé ăn thật để bé ghi nhớ và thành thạo hơn.
3. Nấu món ăn mềm, dễ xúc
Mẹ nên nấu những món mềm, dễ xúc
Khi mới tập xúc ăn, bé sẽ còn vụng về nên đồ ăn có thể rơi vãi ra ngoài hoặc không xúc được. Vì vậy, mẹ nên nấu món ăn mềm, dễ xúc và dính và thìa, nhờ vậy bé sẽ xúc đồ ăn dễ hơn.
4. Có thể cho con tập bốc trước khi tập xúc
Nếu bé lần đầu tự ăn thay vì mẹ đút, tốt nhất các mẹ nên cho con tập ăn bốc trước. Tập ăn bốc sẽ giúp bé thành thạo trong việc cầm nắm, nếm đồ ăn và ăn theo khẩu vị, sở thích của mình. Sau khi giai đoạn tập ăn bốc hoàn thành, mẹ mới chuyển sang giai đoạn xúc đồ ăn. Như vậy, bé sẽ không bị bỡ ngỡ và dễ dàng tiếp cận hình thức ăn mới.
5. Không gây áp lực
Trong quá trình tập ăn cho bé sẽ có thể gặp nhiều khó khăn và cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ hãy nhiệt tình giúp đỡ bé xúc thức ăn, không tạo áp lực khiến bé lo lắng. Theo các chuyên gia, không khí vui vẻ khi ăn uống rất quan trọng, nó sẽ gắn kết tình cảm gia đình và kích thích vị giác nhiều hơn khi chúng ta gây áp lực trong bữa ăn.
6. Kiên trì
Việc tập cho bé tự xúc thức ăn không phải một sớm một chiều có thể thành công. Các mẹ cần phải kiên trì hướng dẫn con từng bước như: xúc thế nào, cầm thìa ra sao. Mỗi ngày 3 bữa mẹ đều thực hiện trong những khoảng thời gian cố định. Dần dần, bé sẽ thành thạo hơn việc xúc đồ ăn và tự lập trong ăn uống.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Việc khuyến khích trẻ tự xúc thức ăn khi tập đi có thể thúc đẩy sự phát triển tự lập. Hãy tạo khung cảnh an toàn, động viên bé và cung cấp đồ ăn hấp dẫn để trẻ cảm thấy hứng thú hơn. Đừng quá cứng rắn, hãy kiên nhẫn và nhấn mạnh vào việc khuyến khích.