Để giúp trẻ thoát khỏi tật nói ngọng, cha mẹ có thể tập trung vào việc lắng nghe và khuyến khích trẻ nói chậm rãi, rõ ràng. Chia sẻ câu chuyện, hát những bài hát có lời rõ ràng, trang bị trẻ kỹ năng thở đều khi nói. Quan trọng nhất là tạo không khí thoải mái và không áp lực khi trẻ nói chuyện.
Khi con nói ngọng, một số phụ huynh nghĩ rằng “do con bắt chước người khác nên tự khắc lớn lên sẽ hết”. Đừng chủ quan như thế các mẹ nhé!
Chị Thanh Hạnh (28 tuổi, Q. 12, TP.HCM) than thở với bạn bè trên facebook “Thằng cu nhà mình không biết học ở đâu mà cứ nói lẫn lộn “n” với “l” lung tung. Buổi sáng chào mẹ đi làm thì bảo “Con chúc mẹ đi nàm vui vẻ”. Mình đã cố gắng tập cho con phát âm đúng nhưng mọi việc vẫn đâu vào đấy…”. Bạn bè vào hỏi thăm thì mới biết lý do là vì con chị Hạnh được gửi ở một trường mầm non tư nhân mà cô giáo dạy cho bé lại là người miền Bắc.
Cha mẹ cần kiên nhẫn giúp con hết nói ngọng
Trên các diễn đàn, mạng xã hội, không ít phụ huynh có con ở độ tuổi đi học mầm non cũng gặp tình trạng nói ngọng. Tuy nhiên, một điều làm các bậc phụ huynh băn khoăn là trẻ vẫn nói ngọng trở lại dù đã được ba mẹ “huấn luyện” hàng ngày. Câu trả lời là do cách hướng dẫn, tập luyện con phát âm chuẩn chưa đúng. Dưới đây là những cách giúp bé nói chuẩn hơn, các mẹ tham khảo nhé.
1. “Sàng lọc” những người tiếp xúc với trẻ
Không ít trẻ nói ngọng là do trẻ bắt chước những người xung quanh như giáo viên, người thân, trẻ hàng xóm… Vì thế, bạn nên “sàng lọc”, không cho hoặc hạn chế tối đa việc con tiếp xúc với những người phát âm không chuẩn. Chẳng hạn nếu con bạn học ở lớp có cô giáo phát âm không chuẩn thì bạn có thể xin cho con qua học lớp khác hoặc chuyển trường cho con. Nếu đó là những người lớn, các bé hàng xóm thì bạn nên hạn chế cho bé tiếp xúc.
2. Thời gian tập ngắn nhưng lặp lại thường xuyên
Ba mẹ nên chọn những bài tập ngắn để hướng dẫn cho bé, nguyên nhân vì trẻ thường tập trung kém, mau chán. Cha mẹ chỉ nên cho bé tập khoảng 2-3 phút và luyện tập nhiều lần trong ngày.
3. Cho con luyện tập cơ miệng thường xuyên
Ba mẹ nên tập hợp lại những chữ cái, từ mà trẻ phát âm sai để hướng dẫn con nói chuẩn hơn. Có thể hướng dẫn cho bé các bài tập luyện cơ miệng vào buổi sáng như: Há miệng to và cùng nói “A, O, N, L, CH, TR…”. Lặp lại từ 5 đến 7 lần.
Cha mẹ nên thường xuyên cho con luyện tập cơ miệng
Ngoài ra, để tạo hứng thú cho bé học, cha mẹ kết hợp với vừa học vừa chơi như đố vui cho bé chẳng hạn, ví dụ hỏi bé những đồ vật có chữ cái là H, K, M, L,… để bé trả lời. Nhờ đó, bé sẽ nhớ tên chữ cái và phát âm tốt hơn.
4. Giúp trẻ bỏ các thói quen xấu
Mút tay, cho tay vào miệng, ngoáy mũi… cũng có thể làm trẻ nói ngọng. Vì thế, ba mẹ nên luôn nhắc nhở để trẻ dần dần bỏ những thói quen này. Chẳng hạn, thời gian nào trẻ hay mút tay nhất như khi xem tivi hoặc ngồi sau xe, ba mẹ nên bày các trò chơi gì thú vị để trẻ chơi mà quên đi các thói quen trên.
5. Để trẻ biết mình phát âm sai
Trẻ nói ngọng thường không tự biết mình đang phát âm sai. Do đó, ba mẹ có thể thu âm lại cách phát âm của trẻ rồi cho trẻ nghe lại. Khi đó, trẻ sẽ biết mình đã phát âm sai và sẽ cố gắng nói chuẩn hơn.
6. Cho trẻ nói trước gương
Cả ba mẹ và con đều nói trước gương. Ba mẹ sẽ làm mẫu phát âm thật chậm, rõ ràng những từ, cụm từ thường ngày hay những từ trẻ thường phát âm sai. Sau đó, ba mẹ hướng dẫn trẻ phát âm theo mình. Việc nhìn vào gương sẽ giúp bé dễ dàng bắt chước cử động miệng của ba mẹ.
7. Kể chuyện, hát, đọc thơ cùng con
Kể chuyện cùng con sẽ giúp con chữa được tật nói ngọng
Thực tế nhiều người khi nói sẽ phát âm sai nhưng khi đọc truyện, hát lại nói chuẩn, đúng. Trẻ em cũng không ngoại lệ. Do đó, ba mẹ nên thường xuyên đọc truyện cho con nghe, cho con đọc truyện, đọc vè, đồng dao hay cùng con hát những bài hát thiếu nhi. Quá trình mà trẻ bắt chước theo những câu chuyện, bài hát mà ba mẹ đã đọc, hát sẽ giúp trẻ dần dần phát âm đúng hơn.
Để bé thích kể chuyện, hát, đọc vè cha mẹ nên chọn những câu chuyện ngắn, có tính giáo dục cao và vui tươi như vậy bé sẽ dễ dàng nhớ và làm theo.
9. Khuyến khích bé giao tiếp
Bé chỉ phát âm tốt hơn khi thường xuyên giao tiếp với mọi người. Cha mẹ nên tạo không gian giao tiếp cho bé như cho bé ra ngoài công viên hoặc đến chỗ nhiều trẻ nhỏ để vui chơi. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý, hạn chế cho bé tiếp xúc với những người nói ngọng hoặc đặc trưng vùng miền khiến bé khó có thể sửa được tật nói ngọng của mình.
10. Không nhại, chê con
Một sai lầm thường gặp ở người lớn là khi trẻ nói ngọng, người lớn thường nhại, chọc trẻ hay thích thú với điều đó thậm chí là chê con. Điều này chỉ khiến trẻ khó có thể chữa được tật nói ngọng vì lầm tưởng điều đó khiến cha mẹ vui nên sẽ nói ngọng nhiều hơn. Còn đối với trường hợp bị chê nhiều khiến trẻ dễ bị tổn thương và sống khép kín.
Cảnh giác với nói ngọng do bệnh lý
Ngoài nói ngọng mang tính xã hội (do trẻ bắt chước, ảnh hưởng bởi những người xung quanh) thì trẻ phát âm sai còn do nguyên nhân sinh lý. Cụ thể là cơ quan phát âm của bé có lỗi bẩm sinh như lưỡi ngắn, đầy hơi, sứt môi chẻ vòm… Đối với những trường hợp này, ba mẹ nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán về tình trạng của trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên kiểm tra răng miệng của trẻ thường xuyên xem trẻ có bị gãy hay vỡ răng, trẻ có thương xuyên cắn răng? Vì đây cũng là yếu tố cản trở việc nói của trẻ. Nếu trẻ có hiện tượng về răng miêng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hy vọng những thông tin về cách trị nói ngọng cho trẻ sẽ hữu ích cho bạn. Hãy thực hiện và kiên nhẫn để giúp con thoát khỏi tật nói ngọng. Chúc con bạn thành công!