Cách điều trị cận thị bẩm sinh ở trẻ nhỏ

0
17

Để điều trị cận thị bẩm sinh ở trẻ nhỏ, việc quan trọng nhất là phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Thông thường, việc đeo kính cận thị hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ thị lực là phương pháp đầu tiên được áp dụng. Trong một số trường hợp nặng, phẫu thuật LASIK hoặc cấy kính cận thị có thể được thực hiện. Để chắc chắn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt địa phương để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Trẻ bị cận thị bẩm sinh là vấn đề mà hầu hết bố mẹ đều cảm thấy lo lắng, vì không biết có cách nào khắc phục được hay không. Tình trạng này chắc chắn gây khó khăn rất lớn đến đời sống hằng ngày của con trẻ. Nhằm giúp phụ huynh tìm hiểu rõ hơn về cận thị bẩm sinh, cũng như các phương pháp điều trị tật khúc xạ mắt này cho trẻ, mời bố mẹ cùng theo dõi chi tiết bài viết sau đây nhé.

1. Trẻ bị cận thị bẩm sinh – phần lớn do di truyền

Nói đến cận thị, các chuyên gia y khoa đã chỉ ra có hơn 24 gen liên quan đến tăng nguy cơ phát triển cận thị. Trong đó, yếu tố di truyền đóng vai trò lớn nhất dẫn đến trường hợp trẻ bị cận thị bẩm sinh. Theo 1 nghiên cứu mới nhất, nếu cả bố mẹ đều bị cận thị sẽ di truyền cho đứa trẻ với tỉ lệ 33-60%. Còn nếu chỉ có bố hoặc mẹ cận thị thì con sinh ra từ 23 – 40% sẽ bị cận. Trường hợp bố lẫn mẹ đều không cận thị thì vẫn có 6 – 15% đứa trẻ sinh ra cận thị. Ngoài ra, nếu bố mẹ cận trên 6 Diop (đơn vị đo độ cong của mắt kính) thì khả năng con cận thị là 100%.

Mắt cận thị (bên dưới). Ảnh Internet

Từ những con số trên, ta có thể thấy tỷ lệ trẻ bị cận thị bẩm sinh do yếu tố di truyền của bố mẹ hiện nay rất cao. Loại cận thị này thường có đặc điểm là độ cận cao, có khi lên đến 20 Diop. Cứ thế, đến tuổi trưởng thành, độ cận của mắt trẻ cận thị còn tăng cao hơn. 

Tình trạng này gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: thoái hóa võng mạc, bong hoặc xuất huyết thể pha lê, nặng hơn có thể rách hoặc bong võng mạ, mù lòa…Dù được điều trị tích cực, khả năng phục hồi thị lực của trẻ bị cận thị bẩm sinh sẽ thấp hơn người cận thị bình thường.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị bẩm sinh

Cận thị bẩm sinh thường không được phát hiện ngay, mà phải đến một độ tuổi nhất định mới có triệu chứng nhận biết. Một số dấu hiệu giúp cảnh báo bố mẹ như trẻ nhìn không rõ những vật ở xa, mỏi mắt, đau đầu, trở nên nhạy cảm với ánh sáng,…Tương tự với các dấu hiệu trẻ bị cận thị do nguyên nhân khác – từ môi trường, lối sống sinh hoạt.

Cận thị bẩm sinh phổ biến ở độ tuổi từ 8 đến 12 và tăng độ nhanh từ 10 – 20 tuổi – nếu trẻ cũng phát triển thể chất nhanh chóng trong giai đoạn này. Nhưng từ 20 – 40 tuổi, độ cận thị sẽ ngừng tăng hoặc ít tăng thêm.

Khi cận thị bẩm sinh, trẻ không thể nhìn xa được. Ảnh Internet

3. Trẻ bị cận thị bẩm sinh có chữa được không?

Với trẻ cận thị bẩm sinh thật ra vẫn có phương pháp chữa trị. Tuy nhiên, các cách chữa cận thị chỉ giúp trẻ không tăng độ tạm thời. Còn muốn khỏi hẳn, phải đợi khi trẻ 18 tuổi, thì mới quyết định có nên bắn mắt chữa cận thị hay không.

3.1. Phương pháp chữa cận thị bẩm sinh bằng cách đeo kính

Đeo kính gọng:

  • Đây được xem là cách chữa cận thị bẩm sinh khá đơn giản và được áp dụng phổ biến dành cho trẻ em.
  • Phụ huynh chỉ cần đưa trẻ đến khám tại bệnh viện mắt khi nhận thấy những dấu hiệu cận thị. Tại đây, các con sẽ được bác sĩ chuyên khoa đo mắt, cắt kính giúp nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, đeo kính chỉ có thể cải thiện thị lực chứ không chữa khỏi hoàn toàn cận thị cho trẻ.

Đeo kính áp tròng ban đêm OrthoK:

  • Nếu trẻ cận bẩm sinh quá nặng (trên 6 độ), bố mẹ nên đưa bé kiểm tra mắt định kì 3 tháng/ lần để kịp thời theo dõi và làm giảm độ cận thị của trẻ.
  • Theo đó, bố mẹ không nên can thiệp phẫu thuật mắt của trẻ quá sớm. Thay vào đó, bố mẹ cũng có thể tham vấn ý kiến bác sĩ sử dụng kính áp tròng ban đêm OrthoK cho trẻ để trẻ không phải sử dụng kính gọng vào ban ngày, giảm độ cận hiệu quả.
Trẻ bị cận bẩm sinh nên đeo kính là tốt nhất. Ảnh Internet

3.2. Phương pháp chữa cận thị bẩm sinh bằng các bài tập thư giãn mắt

Ngoài những cách trên, mẹ nên kết hợp các bài tập thư giãn mắt giúp mắt trẻ điều tiết tốt hơn. Dưới đây là những bài tập cho mắt đem lại nhiều lợi ích cho trẻ.

  • Cụ thể mỗi buổi sáng mẹ cho bé thực hiện bài tập đảo mắt. Đầu tiên mẹ hướng dẫn bé nhìn thẳng, sau đó đảo mắt sang trái rồi di chuyển sang phải. Tương tự, bé hướng mắt nhìn lên trời rồi đảo mắt xuống đất. Mỗi lần đảo mắt mẹ nhắc bé giữ yên tư thế đó trong vòng 5 giây và lặp lại 10 – 15 lần/ mỗi bên.
  • Ngoài ra, sau mỗi lần trẻ tiếp xúc với máy tính, xem tivi hay học bài, đọc sách mẹ nên massage mắt bé khoảng 15 phút giúp mắt trẻ được nghỉ ngơi thư giãn, cải thiện tình trạng mắt cận hiệu quả hơn. Đầu tiên, mẹ làm ấm 2 lòng bàn tay rồi áp 2 lòng bàn tay vào mắt bé, giữ tư thế này trong 10 giây rồi tiếp tục thực hiện động tác này 10 lần để thư giã và dịu đôi mắt trẻ.
  • Để máu lưu thông tốt hơn và cơ mắt khỏe hơn, phụ huynh đặt 2 ngón cái lần lượt vào 4 điểm xung quanh mắt bé sau đó ấn nhẹ lên từng điểm trong 5 giây. Cứ như thế, thực hiện động tác này 5 lần là được.
Bài tập đảo mắt rất tốt cho thị lực trẻ. Ảnh Internet

3.3. Phương pháp chữa cận thị bẩm sinh bằng bổ sung thực phẩm dinh dưỡng

Bên cạnh thực hiện các bài tập thư giãn mắt, yếu tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng không kém,  trong việc hỗ trợ thị lực cho trẻ và giảm nguy cơ độ cận tăng cao. Các chuyên gia y học đã khuyến cáo các dưỡng chất cần bổ sung cho trẻ cận thị bẩm sinh như sau:

  • Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà chua, gấc, đu đủ, cà rốt.
  • Crom: Crom có nhiều trong gan bò, lòng đỏ trứng, nâm, nước ép nho…có tác động tích cực đến thị giác làm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp.
  • Selen: Selen có nhiều chất trong các loại cá, tôm, cua, ốc, các loại hạt,.. giúp làm giảm nguy cơ cận thị, giữ ổn định độ cận và hạn chế các bệnh về mắt khác.
  • Các loại vitamin B1, B2 và niacin: bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm như thịt nạc, gà, bò, các loại đậu, rau màu đậm, sữa, trứng,…Đây được xem là loại chất cần cho việc ổn định nhãn cầu, phát triển chức năng thị giác và giảm nguy cơ giật nhãn cầu.
Trong lúa gạo rất giàu vitamin nhóm B. Ảnh Internet

Như vậy, trẻ bị cận thị bẩm sinh là trường hợp cần đến sự lưu tâm, kiên trì, chăm sóc mắt đúng cách của bố mẹ kỹ lưỡng, trước khi trẻ đủ lớn; đủ điều kiện để phẫu thuật. Bố mẹ cần thường xuyên thực hiện các bài tập massage mắt, kết hợp với bổ sung các chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ bị cận thị bẩm sinh cải thiện phần nào thị lực. Không những thế, còn giúp cơ thể các con trở nên khỏe mạnh hơn, điều này cũng góp phần giúp kìm chế việc mắt con bị tăng độ thêm. Hãy làm mọi thứ tốt nhất để bảo vệ đôi mắt trẻ sáng ngời bố mẹ nhé.

Các phương pháp điều trị cận thị bẩm sinh ở trẻ nhỏ có thể bao gồm sử dụng kính cận thị, tập làm việc mắt và phẫu thuật Lasik hoặc PRK. Rất cảm ơn bạn đã đọc thông tin này. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận