Cách đếm cử động thai là phương pháp quan trọng giúp các mẹ theo dõi sức khỏe của thai nhi. Việc ghi nhận số lần cử động hàng ngày giúp định danh các biến đổi trong hoạt động của thai nhi, từ đó giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh. Điều này cũng tạo cơ hội tương tác và kết nối với thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
Cách đếm cử động thai chính xác nhất là gì? Nên bắt đầu đếm cử động thai từ thời điểm nào trong thai kỳ để hiểu hơn về sức khỏe của bé? Vì việc thường xuyên theo dõi những cử động của thai nhi là một trong những cách vô cùng hiệu quả để kiểm tra sự phát triển của bé. Vậy làm thế nào để đếm được chính xác những cử động thai, các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Cử động thai là gì?
Cử động thai (hay còn gọi là thai máy) là khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay chân hay vận động toàn thân mà người mẹ cảm nhận được. Những cử động thai như nhịp gõ vào thành bụng hay cảm giác thai búng búng trong bụng mẹ là cử động thường thấy ở thai nhi.
Ngoài cảm giác hạnh phúc khi nhận biết những cử động của con yêu, học cách đếm cử động thai còn là cách tích cực để mẹ theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi. Các chuyên gia cho biết cử động thai biểu hiện tình trạng sức khoẻ của thai nhi, là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ kém hoặc những vấn đề khác liên quan đến sự phát triển của thai nhi.
2. Thời điểm thai nhi cử động
Các phụ nữ mang thai có thể bắt đầu cảm nhận được những cử động đầu tiên của thai nhi vào tuần thứ 20 của thai kỳ. Thông thường ở những tháng giữa thai kỳ, các cử động này không đều đặn nhưng càng về sau càng rõ hơn. Thời gian hoạt động rõ nhất là khi bước vào ba tháng cuối (từ cuối tuần thứ 26 đến tuần 32). Tốt nhất, khi mang thai đến tháng thứ 4, thai phụ nên học cách đếm cử động thai và thực hiện thường xuyên để theo dõi sức khỏe thai nhi.
3. Cách đếm cử động thai (thai máy)
Thai máy là những cử động như những tiếng gõ nhịp vào thành bụng hay cảm giác thai nhi búng vào bụng mẹ. Nhưng không phải dễ dàng nhận biết được điều này, đòi hỏi mẹ phải rất chú ý và nhạy cảm để nhận biết. Chính vì thế, các bà mẹ phải học cách đếm cử động thai và theo dõi hàng ngày.
Có nhiều cách đếm cử động thai, dưới đây gợi ý cách đếm đơn giản nhất mà hầu như tất cả các bà bầu đều có thể làm được:
- Mẹ bầu nằm ngửa, có thể nghiêng sang trái nếu thấy khó thở, đặt tay lên bụng và đếm cử động thai trong 1 giờ.
- Mỗi ngày, các mẹ nên đếm cử động thai khoảng 3 lần vào các khoảng thời gian sáng, chiều và tối (ít nhất là 1 lần trong ngày).
- Mẹ nên chọn những lúc nghỉ ngơi yên tĩnh để đếm cử động thai được chính xác, tốt nhất là sau các bữa ăn.
- Thường nên đếm cử động thai sau bữa ăn và đếm 3 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều)
4. Sức khoẻ thai nhi biểu hiện như thế nào qua số lần cử động?
Thai nhi được xác định là khỏe mạnh nếu có hơn 4 cử động trong 1 giờ. Trong trường hợp thai máy chỉ khoảng 3 lần hoặc ít hơn 3 lần thì mẹ nên đếm lại thêm 1 giờ nữa để chắc chắn hơn. Vì có thể trong thời gian mẹ đếm là lúc thai nhi đang ngủ. Thời gian ngủ trung bình của thai nhi có thể thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ. Lúc đếm cử động thai nên chọn nơi yên tĩnh, không suy nghĩ, lo lắng để việc theo dõi số lần thai máy được chính xác.
Nếu trong 1 giờ đếm tiếp theo mà thai nhi vẫn cử động khoảng 3 lần hoặc ít hơn 3 lần thì có thể là dấu hiệu thai nhi yếu. Lúc này mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi. Trường hợp thai nhi không cử động khoảng 12 – 72 giờ thì tim thai sẽ ngưng. Vì thế thai phụ phải đặc biệt chú ý đếm cử động thai nhi mỗi ngày nhé!
Mẹ bầu nên họccách đếm cử động thaivì cách này đơn giản và tiện lợi, giúp theo dõi tình trạng của thai nhi hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo tình trạng sức khỏe của thai nhi rõ nhất, mẹ vẫn nên đi khám thai định kỳ đều đặn tại các cơ sở y tế tin cậy nhé!
Cảm ơn quý vị đã dành thời gian đọc thông tin này. Hy vọng nó sẽ hữu ích cho việc chăm sóc sức khỏe thai nhi của quý vị. Chúc quý vị mạnh khỏe và hạnh phúc!