Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi mà mẹ nên biết

0
26

Để chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi, mẹ cần đảm bảo cho bé được ăn uống đúng cách, giữ cho bé sạch sẽ và ấm áp, tạo môi trường yên tĩnh để bé có giấc ngủ ngon và nâng niu bé bằng tình yêu thương. Hãy tìm hiểu thêm về cách massage, tự tin làm theo lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc trẻ để nuôi dưỡng và phát triển bé khỏe mạnh.

Trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi thường có những dấu hiệu như cáu kỉnh, khóc lóc, khó tính hay nóng giận,…Đây là tình trạng bình thường và phổ biên ở trẻ 8 tuần tuổi. Lúc này là lúc trẻ bước vào tuần khủng hoảng thứ 2 mà trước đó, lần khủng hoảng đầu tiên đã diễn ra khi trẻ được 5 tuần tuổi. Với những điểm đặc trưng của giai đoạn, cách chăm sóc cho trẻ 8 tuần tuổi cũng có nhiều khác biệt. Vậy mẹ hãy cùng tìm hiểu chi tiết về trẻ ở giai đoạn này và cách chăm sóc trẻ cụ thể như thế nào nhé!

Trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi sẽ bước vào giai đoạn tuần khủng hoảng thứ 2 – Ảnh Internet

1. Về chế độ dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi vẫn cần ít nhất 6 bữa mỗi ngày. Bởi đây là thời gian trẻ tăng trưởng nhanh chóng và đòi ăn thường xuyên hơn. Trẻ hay đòi bú hơn và trẻ thường đòi bú vào những bữa chính tầm cuối buổi chiều và buổi tối.

Trong trường hợp trẻ bú không đủ sữa và phải cho trẻ bú sữa công thức, khi trẻ uống hết sữa trong bình mà vẫn đòi thêm, mẹ hãy trao đổi với nhân viên y tế về lượng sữa chính xác dành cho lứa tuổi và cân nặng của trẻ, trước khi có quyết định cho trẻ uống thêm hay không. Mẹ cũng lưu ý là không được thay đổi tỷ lệ pha sữa công thức và nước. Nếu trẻ muốn uống thêm sữa, mẹ hãy tiếp tục pha theo hướng dẫn in trên vỏ hộp sữa và bỏ phần sữa còn thừa nếu trẻ không bú hết.

Nhu cầu ăn của trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi sẽ tăng cao – Ảnh Internet

2. Về giấc ngủ của trẻ

Trên thực tế, không có quy tắc nào về giấc ngủ và số giờ ngủ quy định cho trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi. Một số trẻ ngủ nhiều hơn những trẻ khác nhưng số khác lại tỉnh táo hơn, và chống lại nỗ lực cố gắng cho trẻ ngủ của bố và mẹ.

Về vấn đề giấc ngủ của trẻ sơ sinh , điều mà mẹ có thể làm được là đáp ứng để trẻ có giấc ngủ ngon và ổn định. Mẹ nên đặt trẻ vào nôi khi trẻ còn thức để trẻ học cách tự ngủ một mình.

Theo ý kiến của các chuyên gia, khi trẻ thức, mẹ vẫn thực hiện thao tác đặt trẻ nằm sấp trong vòng vài giây mỗi lần, một ngày mấy lần để giúp các cơ cổ và ngực của trẻ cứng cáp hơn.

Không có một quy tắc nào về số giờ ngủ và giấc ngủ của trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi – Ảnh Internet

3. Về việc trẻ quấy khóc

Trong thời gian này, trẻ dễ khóc nhiều hơn, khiến cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi gặp nhiều khó khăn và mệt mỏi. Nhiều mẹ cũng không biết rõ nguyên nhân khiến trẻ khóc và phải dỗ thế nào để trẻ nín. Trẻ thường khóc nhiều nhất vào tầm giữa buổi sáng hoặc xế chiều. Tiếng khóc thường khiến mẹ cảm thấy rất sốt ruột, nhưng mẹ đừng lo lắng quá, đây là một trong những đặc điểm thường thấy của trẻ 8 tuần tuổi. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ khóc quá nhiều mẹ cũng có thể đưa trẻ đến gặp các bác sĩ, để được kiểm tra và đưa ra những biện pháp phù hợp.

4. Về việc vui chơi và phát triển của trẻ

Trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi có thị lực phát triển rất nhanh. Trẻ bắt đầu biết hứng thú với hình khối và màu sắc. Trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi tỏ ra tò mò về những vật dụng xung quanh như điện thoại, thú bông…Mẹ nên nắm bắt thời cơ này để đặt nhiều đồ chơi sặc sỡ, nhiều hình thù quanh trẻ giúp trẻ thích nghi và phát triển thị giác tốt hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chọn đọc cho trẻ nghe những quyển sách nhiều màu, có câu từ ngắn gọn dễ hiểu mỗi ngày, sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển trí thông minh cũng như ngôn ngữ của trẻ về sau.

Mẹ nên nói chuyện với trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi nhiều hơn để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, cũng như trí thông minh – Ảnh Internet

Trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi cũng đã biết nắm 2 bàn tay lại với nhau nhưng cử chỉ vẫn còn vụng về và chưa có ý thức. Trẻ sẽ tăng cường việc giao tiếp bằng nụ cười, ánh mắt và cử động miệng trong tuần thứ 8. Do đó, mẹ nên tăng cường giao tiếp, trò chuyện cùng trẻ để trẻ cảm thấy mình được yêu thương, chăm sóc, làm giảm cảm giác cáu kỉnh, khó chịu của tuần khủng hoảng thứ 2 mà bé đang trải qua.

Hy vọng với thông tin và gợi ý cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi đã chia sẻ trên đây, mẹ sẽ giúp bé nhà mình vượt qua tuần khủng hoảng thứ 2 một cách nhẹ nhàng, thuận lợi. Mẹ chăm sóc bé khéo, chắc chắn bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, sẽ ít khóc và ít nhõng nhẽo hơn. Chúc các mẹ thành công nhé.

Ngọc Hoài tổng hợp

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi. Chúc bạn và bé luôn khoẻ mạnh! #chamsocsosinh #8tuansinh #mevabe

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận