Để cải thiện dinh dưỡng cho bé suy dinh dưỡng, bạn cần tăng cường cung cấp các thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, đậu, thịt gà, cá; đảm bảo đủ năng lượng hàng ngày; chia nhỏ bữa ăn và tạo thói quen ăn đều đặn; tăng cường uống nước và không cho bé uống nước ngọt; thúc đẩy bé tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc ngủ đều đặn. Đồng thời, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để đề xuất chế độ ăn phù hợp cho bé.
Bé suy dinh dưỡng phải làm sao để trẻ ăn ngon miệng, cải thiện cân nặng và tăng chiều cao – đây là những băn khoăn chung của các ông bố bà mẹ. Trẻ nhẹ cân, thấp còi vì thiếu hụt dinh dưỡng là tình trạng khá phổ biến của các bé hiện nay, đặc biệt là trong độ tuổi từ 1 đến 5. Vậy phụ huynh cần làm gì để có thể giải quyết tốt vấn đề này? xin chia sẻ đến các mẹ một số giải pháp hiệu quả nhất ngay trong bài viết dưới đây.
1. Nhận biết trẻ suy dinh dưỡng để sớm can thiệp kịp thời
Nhiều phụ huynh thường cho rằng suy dinh dưỡng và căn bệnh còi xương là như nhau. Nhưng thực chất, nguyên nhân và biểu hiện của 2 tình trạng này là hoàn toàn khác nhau. Trong đó, suy dinh dưỡng là do cơ thể không được bổ sung đủ các thành phần dinh dưỡng và vi chất cần thiết đối với sự phát triển, còn còi xương xuất chủ yếu là do không được cung cấp cấp đủ vitamin D và canxi dẫn đến những tổn thương về xương.
Thông thường, trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ có những biểu hiện chung dưới đây:
- Suy dinh dưỡng thường đi kèm với chứng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ không tăng cân trong vài tháng liền, một số trường hợp còn sụt cân. Những đứa bé có dấu hiệu này được xếp vào thể nhẹ cân.
- Nặng hợp, tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài sẽ kèm theo biểu hiện chiều cao không phát triển, đây là suy dinh dưỡng thể thấp còi.
- Một số dấu hiệu dễ nhận biết bên ngoài như: da thường xanh xao, tóc thưa, tóc dễ rụng, mất đi lớp da dưới bụng.
- Những trẻ bị thiếu vitamin A còn có biểu hiện bị quáng gà.
- Trẻ thường dễ mắc một số bệnh lý.
Sớm nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng là cách tốt nhất để mẹ có thể đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời, giúp trẻ nhanh chóng tăng cân và phát triển chiều cao bình thường. Do đó, mẹ nên thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của con.
2. Một số giải pháp cho trẻ suy dinh dưỡng mẹ đã biết?
2.1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhẹ cân, thấp còi
Dinh dưỡng gần như đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển thể trạng của bé, nếu cơ thể bị thiếu hụt một số chất cần thiết sẽ để lại những hậu quả khó lường. Do đó, nếu trẻ nhà bạn có những biểu hiện suy dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của bé bằng một số cách dưới đây:
- Khẩu phần ăn uống hằng ngày của bé cần đảm bủ đủ 4 nhóm dưỡng chất như đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Bổ sung các loại vi chất như selen, kẽm , sắt để kích thích trẻ ăn ngon miệng, nhanh có cảm giác đói.
- Với những trẻ biếng ăn, mẹ cần chia nhỏ khẩu phần ăn để trẻ dễ tiêu hóa thức ăn và tăng cường thêm các bữa ăn phụ cho bé. Sữa , hoặc các chế phẩm từ sữa và trái cây là những nguồn thực phẩm mẹ nên bổ sung trong các bữa ăn phụ của trẻ.
- Với các trẻ dưới 12 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời và liên tục trong vòng 12 tháng. Trong giai đoạn ăn dặm, nên chế biến thức ăn dặm phù hợp với tháng tuổi.
- Thức ăn không nên chế biến quá lỏng vì lượng dinh dưỡng sẽ được cơ thể bé hấp thu ít hơn nhưng cũng không nên chế biến quá đặc vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu nên việc hấp thu sẽ khó hơn.
- Dầu mỡ là chất béo giàu năng lượng hơn cả chất đạm và chất đường bột, vì thế mẹ nên cho dầu mỡ vào món ăn của bé, bên cạnh đó bổ sung chất bé bằng các nguồn thực phẩm như cá hồi, bơ, sữa,…sẽ giúp bé hấp thụ tốt các vitamin hơn.
- Mẹ cũng nên để ý đến khẩu vị của bé, chế biến những món ăn bé thích song song với việc xen kẽ những món ăn mới.
- Tạo sự hấp dẫn, màu sắc, mùi vị để kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
2.2. Chăm sóc chế độ sinh hoạt cho bé suy dinh dưỡng
- Giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ
Mẹ nên chăm sóc tốt trong vấn đề vệ sinh cơ thể bé để phòng tránh nhiễm bệnh, không nên cho trẻ tiếp xúc ở môi trường bẩn vì các tác nhân gây bệnh sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể.
Cho bé rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, tắm cho trẻ đúng cách, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho bé, giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, quần áo của bé cũng phải được sạch sẽ.
- Cho bé tham gia các hoạt động thể chất
Thêm một câu trả lời giá trị khác cho vấn đề bé suy dinh dưỡng phải làm sao là cách duy trì một chế độ tập luyện đúng cách, điều độ bằng các hình thức hoạt động thể chất. Đây được xem là một trong những cách rất hiệu quả giúp mẹ giải quyết tính trạng bé suy dinh dưỡng.
Đặc biệt ở những trẻ suy dinh dưỡng thấp còi thì việc tham gia các hoạt động thể chất góp phất rất lớn trong việc giúp bé tăng nhanh chiều cao, bên cạnh vận động còn giúp cho quá trình chuyển hóa canxi được diễn ra tốt hơn.
2.3 Vệ sinh ăn uống và môi trường sống cho trẻ
- Vệ sinh trong ăn uống
Mẹ nên chọn những nguồn thực phẩm sạch, cho trẻ sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo an toàn trong các quy trình nấu thức ăn, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.
Thức ăn nấu xong nên cho bé ăn ngay, sau 3 giờ nên đun sôi lại, luôn đảm bảo quy tắc “ăn chín – uống sôi”.
- Vệ sinh nơi ở của bé
Nơi ở hoặc phòng ngủ của bé cần được gọn gàng, sạch sẽ, cho bé không gian thoải mái, thoáng mát, đủ ánh sáng.
Và một việc rất quan trọng khác mà cha mẹ cần làm là khi thấy con mình có dấu hiệu của việc suy dinh dưỡng, chậm lớn là đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa nhi để có được sự tư vấn và điều trị chính xác, kịp thời nhất.
Như vậy, để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ, ngoài chế độ dinh dưỡng đủ chất trong khẩu phần ăn hằng ngày, mẹ cũng cần lưu ý đến vấn đề chăm sóc chế độ sinh hoạt của bé cũng như giữ vệ sinh trong ăn uống và môi trường của trẻ. Hi vọng, một số giải pháp mà vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp mẹ bớt băn khoăn việc bé suy dinh dưỡng phải làm sao. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phải đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay khi phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng để được tư vấn chính xác hơn về cách điều trị nhé. Chúc các mẹ thật thành công.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Để cải thiện dinh dưỡng cho bé suy dinh dưỡng, hãy tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày, chọn thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất, đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe của bé và tham khám bác sĩ định kỳ.