Cách cai sữa cho bé phù hợp thì sẽ không gây khó chịu cho con cũng như giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề đang gặp phải. Sữa mẹ là nguồn thức ăn dinh dưỡng mang lại lợi ích tuyệt vời cho bé, nhưng không thể nào nuôi con bằng sữa mẹ mãi được, khi đến tuổi mẹ nên áp dụng các biện pháp để cai sữa cho bé. Tuy nhiên, trong quá trình cai sữa, có một số lưu ý mẹ cần quan tâm thực hiện, để bảo vệ bé luôn khỏe mạnh.
1. Tại sao phải cai sữa cho bé ?
Bé sơ sinh trong 6 tháng đầu chưa ăn dặm và uống nước nên mẹ phải cho bé bú sữa. Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng, là thức ăn tuyệt vời cho con. Tuy nhiên, đến khi bé được 6 tháng tuổi thì những bà mẹ có sữa ít không cung cấp đủ chất dinh dưỡng nữa thì từ tuổi này, bé có thể bắt đầu ăn dặm thức ăn phù hợp để bổ sung đủ chất, giúp con phát triển đều đặn. Bé ngày càng lớn lên và chất lượng nguồn sữa từ mẹ cũng bị giảm hoặc một số mẹ trở lại công việc không thể cho con bú theo cữ đều đặn như trước, nên phải tiến hành cai sữa cho bé.
Ngoài ra, cai sữa cho bé cũng có thể do các mẹ bị vấn đề có liên quan đến ngực như: đầu ti bị nứt, đau nhức kéo dài hay mắc các bệnh có liên quan đến ngực không thể cho con bú sữa nên phải cai.
Hoặc cũng có thể mẹ cảm thấy khó chịu khi cho con bú, có công việc phải xa con trong thời gian dài.
2. Một số cách cai sữa cho bé đơn giản dễ thực hiện
2.1. Tập cho con bú bình
Tập cho bé bú bình nếu bạn đang có ý định muốn cai sữa cho bé . Bé bú bình lâu sẽ quen và dần dần quên đi sữa mẹ. Các mẹ có thể bắt đầu bằng việc cho bú bình bàng sữa mẹ, sau đó tập dần với sữa công thức giống với sữa mẹ nhất. Khi bé bú bình bạn hãy tạo sự thoải mái bằng cách nói chuyện với bé, giao tiếp bằng ánh mắt, hát cho bé nghe một bài hát nào đó hoặc dùng đồ chơi để tạo thêm niềm vui, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.
2.2. Làm giảm lượng sữa của mẹ
Mẹ có thể làm giảm lượng sữa tự nhiên bằng cách giảm uống sữa cho mẹ sau sinh, không dùng các món ăn lợi sữa trong thực đơn. Giảm cữ bú của bé và thay bằng việc cho bé bú bình.
Để giảm lượng sữa tiết ra thì các mẹ không nên làm những điều sau đây: không vắt sữa, vì càng vắt thì sữa sẽ ra càng nhiều, không chườm nóng, không kích thích sữa, không sử dụng hay chỉ sử dụng một ít muối, hoặc cũng có thể dùng các biện pháp dân gian để làm giảm lượng sữa tiết ra.
2.3. Cách cai sữa cho bé bằng việc trì hoãn và làm phân tâm trẻ
Đối với cách này thì chỉ áp dụng cho các bé đã hơn một năm tuổi. Một ngày hãy hạn chế số lần cho bé bú, chỉ nên cho bú khoảng ba lần mỗi ngày. Nếu bé đòi bú thì hãy nghĩ ra cách gì đó để trì hoãn và làm cho trẻ phân tâm, bé sẽ quên và không đòi bú nữa.
2.4. Chế biến nhiều món ăn ngon và hợp khẩu vị của con
Ngoài các cách cai sữa cho bé yêu như trên, thì các mẹ cũng có thể tìm hiểu những món ăn dặm ngon, phù hợp với bé, bổ dưỡng cho con. Hãy tăng thêm nhiều bữa phụ cho con để bé không bị đói và không đòi ti mẹ.
2.5 Cai sữa cho bé bằng các biện pháp từ dân gian
Cai sữa cho bé bằng các biện pháp dân gian cũng rất hiệu quả, các mẹ có thể thử nhé. Một số cách cai sữa cho bé theo dân gian như: mẹ ăn nhiều tỏi để sữa có mùi tỏi bé sẽ không đòi ti mẹ nữa, bôi chất đắng ở đầu ngực, hóa trang bầu ngực, cai sữa vào ban đêm,…
3. Một số lưu ý khi thực hiện các cách cai sữa cho bé
3.1. Không nên từ chối khi bé muốn bú
Trong quá trình cai sữa, các mẹ thường không muốn cho con bú khi bé đòi. Trẻ nhỏ hay thích làm ngược lại những gì bạn không thích, nếu bạn không cho bé sẽ càng muốn thêm. Mẹ không cần phải từ chối mà cứ cho con bú nhưng hãy làm phân tâm bé bằng đồ chơi, bài hát, hay nói chuyện với con.
3.2. Phải đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé
Khi cai sữa cho bé thì một phần dinh dưỡng từ sữa mẹ cho con bị mất đi, vì vậy mẹ càng phải bổ sung đầy đủ các chất bổ dưỡng cho con. Cho con uống sữa công thức và cho bé ăn dặm . Điều này giúp tránh nguy cơ bị suy dinh dưỡng, giúp tăng cường thể lực, góp phần bảo vệ bé tránh được nhiều căn bệnh, nhất là những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, răng miệng.
3.3. Mẹ phải chuẩn bị sẵn sàng
Trước khi thực hiện cách cai sữa cho bé thì các mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các thứ cần thiết như: sữa bột, bình sữa, dụng cụ vệ sinh bình,…Bên cạnh đó, mẹ cũng cần sẵn sàng cả về mặt tâm lý, vì tùy từng trẻ, có trẻ dễ cai sữa nhưng cũng có trẻ rất khó cai.
3.4. Không cho bé ngủ chung
Nếu lúc trước bé vẫn luôn ngủ chung với bạn thì bây giờ bạn nên cho bé ngủ riêng để bé tập quen dần. Nếu không yên tâm thì có thể để bé ngủ trong cũi đặt chung phòng.
3.5. Thay đổi thói quen của bé
Trẻ con thường có thói quen được hình thành qua thời gian, vì vậy nếu mẹ muốn thay đổi thì hãy cố gắng thực hiện thói quen thay thế, để giúp bé vui vẻ hơn.
3.6. Bị dị ứng
Mẹ hoặc bố của bé bị dị ứng thì có khả năng con của bạn cũng sẽ bị dị ứng. Trong các trường hợp này, nếu bé bú mẹ sẽ giúp giảm được nguy cơ mắc các bệnh như: thở khò khè, dị ứng sữa bò, eczema. Vì vậy, các mẹ nên cân nhắc kĩ trước khi thực hiện cai sữa nhé.
3.7. Không cai sữa mẹ khi bé bị ốm
Khi bé bị ốm thì mẹ không nên thực hiện các cách cai sữa, vì bé sẽ khó thích nghi với những thay đổi mới. Nếu cai sữa có khả năng bé bị chứng biến ăn và dẫn đến bệnh còi xương .
3.8. Bé có vấn đề về sức khỏe
Bé có sức khỏe bình thường không bị mắc bệnh gì thì bạn có thể cai sữa, còn nếu bé đang bị bệnh, hoặc sức khỏe yếu thì bạn nên xem xét lại và hãy đợi bé khỏe hơn rồi hãy tiếp tục cai sữa.
3.9. Mẹ phải có sự kiên nhẫn
Thời gian cai sữa cho con có thể mất vài tháng, tùy thuộc vào người mẹ. Khi cai sữa không nên cho con ngưng bú đột ngột mà phải tập cho con quen dần, như vậy bé sẽ có thời gian thích nghi hơn. Việc ngưng bú ngay rất dễ khiến bé bị sốc, dẫn đến chứng biến ăn.
Các cách cai sữa cho bé rất đơn giản, các mẹ có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Nhưng, để đảm bảo sức khỏe để con vẫn phát triển tốt và không bị khó chịu, thì mẹ nên lựa chọn các phương pháp phù hợp, cân nhắc kĩ càng, cũng như lựa chọn phương pháp phù hợp với trẻ nhất. Chuyên mục có con 0-12 tháng hy vọng rằng, sự cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng của mẹ sẽ giúp con cai sữa mẹ thành công.