Các món ăn hấp dẫn giúp tăng ham muốn cho phụ nữ sau sinh

0
26

Những món ăn ngon và bổ dưỡng không chỉ giúp phục hồi sức khỏe mà còn tăng cường ham muốn cho phụ nữ sau sinh. Nhớ chăm sóc cơ thể sau sinh bằng cách ăn đủ chất, uống nhiều nước, và nghỉ ngơi đủ giấc. Đừng quên thêm các món ăn chứa nhiều protein, các loại rau xanh và trái cây vào chế độ ăn hàng ngày.

Sau sinh đa phần phụ nữ đều bị lãnh cảm và không còn ham muốn trong “chuyện ấy”. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hôn nhân gia đình. Vậy, làm thế nào để có thể hâm nóng lại “chuyện ấy”, xem những gợi ý dưới đây nhé các mẹ.

Nguyên nhân phụ nữ giảm ham muốn sau sinh

Estrogen hay còn gọi là nội tiết tố là hormone quyết định giới tính nữ và khả năng tình dục. Nó được xem là “vũ khí bí mật” để duy trì sức khỏe và tuổi thanh xuân cho phụ nữ.

Quá trình mang thai và sinh con khiến estrogen suy giảm khiến phụ nữ không còn ham muốn tình dục

Khi bước vào tuổi 30, đặc biệt trong quá trình mang thai và sinh con lượng estrogen suy giảm dần khiến cơ thể phụ nữ bắt đầu xuất hiện nếp nhăn, tóc xơ khô và rụng nhiều, tăng lượng mỡ ở bụng, ngực lép. Không những thế, khi estrogen suy giảm còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và ham muốn tình dục ở phụ nữ khiến âm đạo không còn tiết ra dịch nhờn, dẫn đến khô và gây đau đớn khi gần gũi chồng.

Ngoài ra, nguyên nhân nữa khiến phụ nữ sau sinh giảm ham muốn do vừa trải qua kỳ vượt cạn nên cơ thể rất mệt mỏi, cộng với những vết thương để lại sau sinh như bị rạch tầng sinh môn hoặc sinh mổ khiến cho chị em đau đớn và không tự tin khi làm “chuyện ấy. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống vợ chồng.

Những món ăn làm tăng ham muốn cho phụ nữ sau sinh

Để lấy lại ham muốn “chuyện ấy” cho phụ nữ sau sinh không khó, sau đây là những món ăn giúp chị em lấy lại phong độ.. yêu:

1. Tôm càng xào lá hẹ

Tôm càng. Ảnh minh họa

Nguyên liệu: Tôm càng (250g); lá hẹ (2 bó), rượu vàng (rượu vàng được làm từ gạo nếp + gạo tẻ + hạt kê vàng); các loại gia vị (xì dầu, giấm, gừng…)

Cách làm: Tôm càng cắt bỏ râu, lột vỏ, bỏ phần chỉ đen, rửa sạch để ráo. Lá hẹ rửa sạch cắt khúc để riêng. Sau đó, cho tôm càng vào chảo xào sơ, nêm nếm gia vị vừa ăn và cho thêm ít rượu vàng, xì dầu, một chút dấm và gừng đập nhỏ vào. Khi tôm gần chín cho thêm lá hẹ vào xào chung tới lá hẹ chín là được.

2. Tôm nấu đậu phụ

Nguyên liệu: Tôm (15g); đậu phụ (2 miếng loại vừa); gia vị (hành, gừng muối gia vị)

Cách làm: Tôm làm sạch cắt bỏ râu và chân, bỏ chỉ đen, để ráo; đậu phụ rửa qua nước, cắt miếng hình vuông. Hành rửa sạch, thái khúc nhỏ, gừng cạo vỏ, đập dập. Tôm ướp gia vị cho thấm, sau đó cho vào nồi đổ nước vừa đủ, cho đậu phụ vào nấu chung. Khi tôm chín cho thêm gừng và hành lá rắc lên trên, nêm nếm gia vị vừa miệng, nhấc xuống ăn nóng.

3. Cháo keo sừng hươu

Nguyên liệu: Keo sừng hươu (20 g); gạo (100g); 3 lát gừng tươi và các loại gia vị khác.

Cách làm: Gạo vo sạch đem nấu thành cháo loãng, khi cháo chín cho thêm keo sừng hươu vào nấu chung, để khoảng 10 phút xong cho 3 lát gừng vào, nhắc khỏi bếp ăn nóng.

4. Gà hấp

Nguyên liệu: 1 con gà ta (khoảng 1kg); rượu nếp (500g); gia vị các loại

Cách làm: Gà có thể mua loại đã làm sẵn, xát muối bên ngoài rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Sau đó xào chín với một chút muối. Khi gà đã chín cho ra bát, tiếp đến đổ rượu nếp lên trên đem hấp cách thủy trong vòng 15 – 30 phút. Món này ăn thường xuyên sẽ có tác dụng tốt.

5. Canh bồ câu, kỷ tử

Nguyên liệu: 1 con bồ câu; cẩu kỷ tử (30g); gia vị vừa đủ.

Cách làm: Chim bồ câu có thể mua con đã làm sẵn, bỏ ruột, dùng muối chà bên ngoài để làm sạch, sau đó cho vào bát + cẩu kỷ tử đem chưng cách thủy cho đến khi chim chín mềm nhừ là được.

6. Thịt cừu trộn ngũ vị

Thịt cừu. Ảnh minh họa

Nguyên liệu: Thịt cừu (dành cho 1 người ăn); gừng, tỏi, xì dầu, hồi hương, bột ngũ vị hương.

Cách làm: Thịt cừu lọc bỏ phần mỡ, rửa sạch, tẩm ướp gia vị cho thấm đem hấp cách thủy. Sau đó trộn chung với các nguyên liệu trên và ăn.

7. Canh bầu dục cừu, thung dung, cẩu kỷ tử

Nguyên liệu: Bầu dục cừu (2 quả0; nhục thung dung (15g); rượu thái lượng vừa đủ; cẩu kỷ tử (15g).

Cách làm: Bầu dục cừu rửa sạch, lọc bỏ màng gân bên trong, cẩu kỷ tử, nhục thung dung rửa sạch để ráo. Cho nồi nước vừa đủ bắc lên bếp sau đó cho tất cả vào đun thành canh, khi bầu dục chín nêm nếm gia vị + hành tươi và gừng. Dùng chung với cơm nóng.

8. Dạ dày heo hầm với ý dĩ, đẳng sâm

Nguyên liệu: Dạ dày heo (1 cái); táo đỏ (khoảng 30g); đẳng sâm (15g); gừng tươi, xì dầu, và các loại gia vị khác.

Cách làm: Dạ dày lợn dùng muối chà xát và rửa thật sạch hoặc có thể dùng dấm để làm sạch, thái miếng vừa ăn. Các vị thuốc Bắc rửa sạch cho vào tủi vải, sau đó cho vào nồi đổ nước đun sôi 30 phút, tiếp đến cho dạ dạy và gừng vào đun nhỏ lửa trong vòng 1 giờ đồng hồ. Khi dạ dày đã mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn. Ăn trong 10 ngày liền, tốt cho phụ nữ kém ăn, khí hư…

9. Canh rau chân vịt

Nguyên liệu: Rau chân vịt (lượng dành cho 1 người ăn); bột tôm, các loại gia vị khác.

Rau chân vịt giàu ma -gie tốt cho hệ tuần hoàn

Cách làm: Rau chân vịt bỏ cọng xấu, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn sau đó nấu thành canh với bột tôm ăn hàng ngày. Rau chân vịt có nhiều ma-giê tốt cho hệ tuần hoàn, đặc biệt là máu tới bộ phận sinh dục nữ nên có tác dụng kích thích ham muốn cho chị em sau sinh.

Chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho cuộc sống hàng ngày của bạn.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận