Việc tập thể dục khi mang thai cần tuân thủ các lưu ý an toàn như: chọn lựa thể dục phù hợp, tránh chấn thương, giữ cho cơ thể mát mẻ, thường xuyên uống nước và ngưng ngay nếu có triệu chứng không bình thường. Điều quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ gốc trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Tập thể dục là một trong những điều cần thiết mẹ bầu cần phải làm trong thai kỳ để duy trì sự khỏe khoắn, dẻo dai đồng thời giúp mẹ vượt cạn dễ dàng.
Tuy vậy, để đảm bảo tập thể dục không trở thành mối đe dọa cho sức khỏe, dưới đây là những điều mẹ bầu bắt buộc phải tuân theo.
Cẩn trọng trong ba tháng đầu thai kỳ
Ba tháng đầu thai kỳ là thời gian thai nhi còn yếu. do đó việc vận động mạnh có thể gây ra những nguy hiểm khó lường.
Vận động trong thai kỳ là cần thiết cho mẹ bầu.
Tuy vậy mẹ bầu vẫn có thể chạy nhẹ, bơi hay đi xe đạp chậm trong ba tháng đầu thai kỳ.
Lưu ý là hãy tập nhẹ nhàng để tránh té ngã ảnh hưởng đến thai nhi nhé.
Tránh xa các môn thể thao nguy hiểm
Các môn thể thao nguy hiểm nằm trong danh sách chống chỉ định với mẹ bầu. Nó tiềm ẩn những nguy cơ gây tổn thương lớn cho mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy hãy lựa chọn những môn thể thao quen thuộc, được các huấn luyện viên khuyên tập.
“Ở lại” với các động tác quen thuộc
Tốt nhất mẹ bầu nên duy trì các động tác quen thuộc.
Với môn thể thao mẹ bầu đã theo đuổi từ lâu thì mẹ cũng chỉ nên tiếp tục với các động tác mình quen thuộc và nhuần nhuyễn. Lúc này mẹ bầu không cần phải đặt ra những mục tiêu tiến bộ trong các bài tập thể dục của mình. Việc thử thách bản thân có thể khiến mẹ bầu đối mặt với các nguy cơ té ngã và chấn thương trong thai kỳ.
Hãy lưu ý đến các khớp gối
Các khớp gối của mẹ bầu sẽ trở nên giãn lỏng hơn do hormone ralexin được tiết ra khiến tất cả các khớp trở nên không chắc chắn nhằm chuẩn bị cho quá trình lớn lên của thai nhi và sinh nở.
Và vì vậy, các khớp không có sức bền, đàn hồi cũng như tác dụng nâng đỡ tốt như trước đây. Mẹ có thể bị trật hay đau khớp nếu không chú ý và vận động quá sức với chúng.
Sự chậm phục hồi của cơ thể
Cơ thể mẹ sẽ chậm phục hồi hơn nên hãy lưu ý cẩn thận trong từng động tác.
Việc phục hồi các chấn thương của cơ thể mẹ bầu lúc này chậm chạp hơn bình thường rất nhiều. Nguyên nhân là vì cơ thể ưu tiên chăm sóc bé và xao nhãng với các nhiệm vụ khác.
Vì vậy, mẹ bầu cần tránh cho mình bị tổn thương khi vận động.
Đừng bao giờ quên uống nước
Lượng nước mẹ bầu cần trong một ngày là khoảng 2,5 – 3 lít. Tuy nhiên nếu mẹ bầu tập thể dục thể thao thì lượng nước này nên tăng lên để bù lại sự thoát mồ hôi của cơ thể.
Nước không chỉ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả, giảm nhiệt cho cơ thể mà còn hạn chế tình trạng phù nề và giảm các vết sưng đau cho cơ thể khi gặp các chấn thương trong quá trình tập luyện.
Cảm ơn quý vị đã đọc bài viết này. Để bảo vệ sức khỏe thai nhi, bà bầu cần tuân thủ các lưu ý như chọn phương pháp tập luyện phù hợp, giữ cho cơ thể luôn ẩm ướt, không vận động quá mức cần thiết và lắng nghe cơ thể để tránh tai nạn hay thương tổn. Chúc quý vị và thai nhi luôn khỏe mạnh!