Biến “cảm ơn” và “xin lỗi” thành thói quen hàng ngày của con

0
9

Để biến “cảm ơn” và “xin lỗi” thành thói quen hàng ngày của con, bạn có thể dạy con bằng việc mẫu giáo và khuyến khích sử dụng các từ này trong giao tiếp hàng ngày. Hãy gợi ý và tự ví dụ cho con thấy tầm quan trọng của việc biết biểu lộ lòng biết ơn và thành thật xin lỗi. Đồng thời, hãy tạo điều kiện để con thực hành bằng cách tạo ra các hoàn cảnh thực tế hoặc các trò chơi mô phỏng để con có thể thực hành các kỹ năng này.

Không phải đợi đến khi bé vào tiểu học thì các mẹ mới bắt đầu dạy con nói lời cảm ơn và xin lỗi đâu nhé. Ở tuổi lên 2, lên 3, nếu trẻ biết nói hai từ dễ thương này khi cần cũng là cách để trẻ lớn lên từng ngày và hình thành thói quen, nhân cách tốt sau này.

Hãy thử những mẹo thú vị sau các mẹ nhé!

1. Đặt tình huống để dạy trẻ

Những tình huống như: Nếu có ai đó giúp con qua đường, mua cho con cây kẹo thì con sẽ làm gì? Nếu con làm một bé khác buồn thì con sẽ làm sao?…, ba mẹ cần đặt ra những tình huống như vậy để trẻ trả lời theo ý chúng. Sau đó, ba mẹ lắng nghe và phân tích đúng sai cho trẻ hiểu, đưa ra lời khuyên cho trẻ nên làm gì là đúng nhất.

Dạy trẻ biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi” ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách tốt khi lớn lên.

Ba mẹ cũng có thể giả vờ nhờ trẻ lấy giúp thứ gì đó và nói lời cảm ơn để làm ví dụ thực tế cho con xem. Hay, trong những buổi chơi “đồ hàng” cùng trẻ, ba mẹ hãy bày ra các tình huống để các nhân vật tham gia có điều kiện cảm ơn, xin lỗi nhau.

2. Tấm gương tốt cho con

Trẻ rất giỏi quan sát và bắt chước ba mẹ trong cách nói năng và cư xử hằng ngày với nhau cũng như với những người xung quanh. Vì thế, ba mẹ phải là tấm gương tốt trước hết cho trẻ noi theo. Bởi trẻ rất tinh ý nếu ba mẹ dạy chúng một bài học nào đó nhưng lại không tự mình thực hiện theo. Cho dù đó chỉ là một lỗi nhỏ hay nhận được một lời khen nhỏ thì ba mẹ cũng nên nói xin lỗi và cám ơn đúng lúc để trẻ thấy được đây là việc nên làm.

3. Dạy con nói tròn câu

Hãy dạy trẻ, khi được nhận bất cứ món quà nào từ người lớn đều phải nói lời cảm ơn. Và thay vì chỉ nói cộc lốc hai từ “cám ơn” , ba mẹ nên bày trẻ nói tròn câu, rõ ràng: “Cháu xin cảm ơn món quà của cô/chú ạ” để thể hiện sự chân thành của mình với người tặng quà.

4. Động viên khi con nhận lỗi

Khi trẻ biết cảm ơn người khác vì đã tặng quà hay giúp đỡ mình và trẻ biết xin lỗi khi mắc sai lầm, thay vì tiếp tục nhắc lại lỗi lầm của trẻ, ba mẹ hãy khen ngợi trẻ vì đã dũng cảm nhận lỗi. Đồng thời cũng nên cho trẻ biết rằng, ai cũng có thể mắc sai lầm và quan trọng trọng là phải biết xin lỗi và sửa sai.

5. Đừng cố bắt ép hay nạt nộ bé

Khi trẻ chưa sẵn sàng để nói “cảm ơn” và “xin lỗi” ba mẹ cần bình tĩnh dạy bảo bé nếu không sẽ phản tác dụng.

Nếu bạn đã dạy bé rất nhiều lần mà bé vẫn chưa có thói quen nói lời cảm ơn và xin lỗi khi cần, thì cũng đừng quát mắng, trách phạt và ép buộc con phải nói ngay. Bởi đó không phải lỗi ở bé mà là ở bạn, do chưa dạy trẻ đến nơi đến chốn. Nếu cố ép trẻ trong tình trạng trẻ không thích, không biết thì trẻ sẽ bị áp lực hoặc thậm chí có ấn tượng không tốt với việc phải nói lời cảm ơn, xin lỗi. Hãy để trẻ tự quyết định nói lời cảm ơn vì có những trường hợp trẻ hoàn toàn không thích món quà hay việc người khác làm cho mình.

Con xin cảm ơn độc giả đã dành thời gian quý báu để đọc bài viết này. Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng chúng tôi!Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận