Bí quyết giúp trẻ phát triển tính đồng cảm và bao dung

0
12

Để giúp trẻ phát triển tính đồng cảm và bao dung, cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin đa dạng, khuyến khích trẻ thể hiện tình cảm và lắng nghe người khác. Quan trọng nhất là đưa ra mẫu số tốt, hướng dẫn trẻ hiểu và đối nhân xử thế. Đồng thời, lời khen và khích lệ sẽ giúp trẻ tự tin và trở nên am hiểu về cảm xúc của người khác.

Dạy trẻ đồng cảm có lẽ không phải là việc mà các bậc cha mẹ ưu tiên ngày nay. Chúng ta thường chú trọng đến vấn đề học chữ, học các môn năng khiếu, thể thao,…và vô vàn thứ khác hơn trong đời sống hiện đại. 

Dạy trẻ đồng cảm có lẽ là điều nhiều cha mẹ không ưu tiên. Ảnh Internet 

Thự tế, chưa bàn đến chuyện dạy trẻ đồng cảm, có thể, ngay cả bản thân chúng ta, sự đồng cảm cũng không phải là điều được quan tâm sâu sắc. Hoặc chí ít, nó cũng chưa được thể hiện cụ thể bằng hành động. Vậy sự đồng cảm có quan trọng không và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Trẻ có thực sự hiểu đồng cảm là gì không 

Trẻ có thể chưa thực sự hiểu về sự đồng cảm nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể giúp trẻ ươm mầm đức tính này. Ảnh: Today’s Parent 

Đồng cảm là khả năng hình dung để hiểu cảm giác của người khác trong một tình huống cụ thể, và phản ứng lại bằng sự quan tâm chân thành của mình.

Đây là một kỹ năng khá phức tạp mà trẻ cần phải có thời gian trải nghiệm, học hỏi và rèn luyện để phát triển thành.

Thông thường, trẻ chưa thực sự hiểu được về sự đồng cảm cho đến khi con được 8-9 tuổi hoặc hơn. Tuy nhiên, ở độ tuổi nhỏ hơn, trẻ đã có thể rất bận tâm đến sự công bằng. Trẻ quan tâm đến việc bản thân và những người khác được đối xử tốt. Đây chính là nền tảng để bạn giúp trẻ xây dựng và nuôi dưỡng đức tính tốt đẹp này ở con.

2. Một đứa trẻ như thế nào được xem là biết đồng cảm 

Đồng cảm là khi trẻ biết đặt mình vào vị trí của người khác và hiểu cảm giác của họ. Ảnh: LifeGate 

Dù rằng trẻ chưa thực sự hiểu về đồng cảm đến một độ tuổi nhất định, nhưng biểu hiện và hành động của trẻ lại thể hiện đức tính này.

Có thể đồng cảm với người khác nghĩa là trẻ:

  • Hiểu được mình là một cá thể riêng biệt
  • Hiểu rằng những người khác có thể có những suy nghĩ và cảm xúc khác với mình
  • Nhận thức được những cảm giác phổ biến mà hầu hết mọi người đều trải qua. Đó là hạnh phúc, bất ngờ, giận dữ, thất vọng, buồn bã,…
  • Có thể đặt mình vào vị trí của người khác trong một tình huống nhất định. Từ đó tưởng tượng về cảm xúc của bản thân và cũng hiểu được cảm xúc của người khác. Theo đó, tưởng tượng ra những lời nói, hành động phù hợp để an ủi người khác trong tình huống cụ thể đó. Ví dụ tặng cho bạn mình một món đồ chơi, một con thú bông hay một cái ôm để an ủi

3. Sự đồng cảm bắt đầu nảy mầm ở trẻ từ khi nào 

Sự đồng cảm nảy mầm ở trẻ từ rất sớm. Ảnh Internet 

Có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng khả năng đồng cảm đã nảy mầm trong trẻ từ khá sớm, ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi sơ sinh. Các mốc phát triển đặc biệt quan trọng của trẻ về vấn đề này có thể kể đến:

  • Việc hình thành, xây dựng và củng cố một mối quan hệ mạnh mẽ, đầy yêu thương với bạn chính là mốc quan trọng đầu tiên của trẻ. Cảm giác được hiểu và chấp nhận bởi bạn sẽ giúp trẻ học cách hiểu và chấp nhận người khác khi con lớn lên.
  • Đến 6 tháng tuổi: trẻ đã bắt đầu sử dụng “thước đo xã hội” của mình. Đó là khi trẻ nhìn vào ba mẹ hoặc người thân để biết được phản ứng của họ đối với một người khác hoặc trong một tình huống nào đó.

Ví dụ, một đứa trẻ 7 tháng tuổi có thể quan sát thái độ của cha đối với một người khách đến nhà. Từ đó kết luận người này có phải là người tốt và không gây nguy hiểm gì hay không. 

Một đứa bé sơ sinh đã có quan sát thái độ người khác. Ảnh Internet 

Cách phản ứng của cha mẹ đối với người khách sẽ tác động đến phản ứng của trẻ với chính người khách đó. Đây là lý do vì sao các bậc phụ huynh thường tươi cười vẫy tay tạm biệt khi đưa con đến nhà trẻ. Việc này sẽ gửi cho con thông điệp “đây là một nơi an toàn và vui vẻ, con sẽ ổn khi ở đây”.

Thước đo xã hội hay sự cảm nhận về phản ứng của cha mẹ trong một môi trường hay tình huống mới, giúp trẻ hiểu hơn về thế giới và con người xung quanh.

  • Đến 18-24 tháng tuổi : trẻ đã phát triển khả năng nhận thức của mình. Đây là lúc con nhận ra người khác cũng giống như mình. Họ sẽ có suy nghĩ, cảm xúc và mục tiêu riêng. Và chúng có thể khác với suy nghĩ, cảm xúc của bản thân trẻ.

Trẻ cũng nhận ra được người khác ở trong gương. Đây là tín hiệu cho thấy trẻ nhận biết được một cách vững vàng về bản thân và những người khác.

4. Bạn có thể làm gì để dạy trẻ đồng cảm và giúp con nuôi dưỡng khả năng này 

Đồng cảm với trẻ sẽ giúp con học được kỹ năng này một cách hiệu quả hơn. Ảnh: Today’s Parent 

Để dạy con đồng cảm và giúp con nuôi dưỡng, phát triển khả năng này cho đến khi lớn lên, bạn có thể thực hiện những việc sau:

  • Hãy đồng cảm với trẻ. Ví dụ, bạn có thể nói với trẻ: “Con đang thấy sợ chú chó kia phải không? Đó là một chú chó dễ thương nhưng lại đang sủa to quá. Như vậy thật đáng sợ. Mẹ sẽ ôm con cho đến khi chú chó đó đi qua nhé.”
  • Hãy nói với trẻ về cảm xúc của người khác. Ví dụ, “Bạn Minh đang buồn vì con lấy mất chiếc xe đồ chơi của bạn đấy. Con vui lòng trả lại cho bạn và chọn món khác để chơi nhé.”
  • Hãy đề xuất một cách giúp trẻ thể hiện sự đồng cảm. Ví dụ, “Chúng ta hãy đưa cho bạn Mai một chú gấu bông xem bạn có hết buồn không nhé.”
  • Hãy đọc cho trẻ nghe những câu chuyện về cảm xúc của người khác.
Bạn hãy đọc cho trẻ nghe câu chuyện về cảm xúc của người khác. Ảnh Internet 
  • Hãy làm gương cho trẻ. Khi bạn trân trọng mối quan hệ với người khác cũng như hành xử một cách tử tế và biết quan tâm, trẻ cũng sẽ học theo như vậy.
  • Hãy dùng mệnh đề “Tôi”. Đây là cách cực kì quan trọng giúp trẻ nhận biết cảm xúc cá nhân. Ví dụ, “Mẹ không thích con đá mẹ như vậy, mẹ bị đau đấy.”
  • Hãy để trẻ được trải nghiệm các cảm xúc khác nhau trong cuộc sống. Là cha mẹ, chúng ta có xu hướng bảo vệ trẻ khỏi mọi nỗi đau về thể chất và cả tinh thần. Khi trẻ có vẻ buồn bã hoặc thất vọng, chúng ta sẽ muốn can thiệp, sửa chữa để nỗi buồn, nỗi thất vọng đó tan đi càng nhanh càng tốt.

Tuy nhiên, chúng ta cần chấp nhận sự thực rằng những cảm xúc đó, dù là tích cực hay tiêu cực, chính là một phần quan trọng của cuộc sống. Trẻ cần được đối mặt, trải qua để trưởng thành và rút ra bài học cho mình. Việc bạn chỉ ra tên gọi của loại cảm xúc trẻ đang gặp phải sẽ giúp con kiểm soát bản thân. Đây cũng chính là cách giúp trẻ dần biết đồng cảm với người khác khi họ phải trải qua những cảm xúc khó khăn. 

Bạn hãy để trẻ được trải nghiệm các cảm xúc khác nhau trong cuộc sống. Ảnh Internet 
  • Hãy cùng chơi trò giả vờ với trẻ. Hãy trò chuyện với trẻ về cảm giác và sự đồng cảm khi chơi trò giả vờ. Ví dụ bạn giả vờ rằng chú thỏ nhồi bông không chịu đổi phiên trong trò chơi với bạn ngựa bông. Bạn có thể hỏi trẻ “Con nghĩ bạn ngựa bông sẽ cảm thấy thế nào. Mình nên nói gì với bạn thỏ bông đây”
  • Hãy suy nghĩ về cách sử dụng từ xin lỗi . Chúng ta thường khăng khăng bắt trẻ phải nói xin lỗi bạn mình hoặc người lớn. Và xem đây là cách trẻ chịu trách nhiệm về hành động của mình. Tuy nhiên, trẻ nhỏ chưa thể hiểu được ý nghĩa của câu nói này. Nó chưa chắc đã có ích trong việc giúp trẻ học cách đồng cảm với người khác. Một cách ý nghĩa hơn bạn có thể áp dụng đó là giúp trẻ tập trung vào cảm xúc của người khác.

Ví dụ, “Con nhìn bạn Mai kìa, bạn đang buồn và đang xoa cánh tay, nơi con đẩy bạn đấy. Bạn đang khóc nữa. Chúng ta hãy đến xem bạn có ổn không nhé”. Cách xử lý này giúp trẻ liên hệ được giữa hành động (xô đẩy) và phản ứng (một người bạn buồn và khóc.)

  • Hãy kiên nhẫn. Việc giúp trẻ phát triển khả năng đồng cảm sẽ mất rất nhiều thời gian. Trẻ chắc chắn sẽ chưa thể biết đồng cảm hoàn toàn ở độ tuổi lên ba. (Có nhiều trẻ lớn, thiếu niên, thậm chí cả người lớn, vẫn chưa rèn luyện được kỹ năng này). Trên thực tế, một đứa trẻ phần lớn sẽ tập trung vào bản thân chúng hơn là người khác. Tuy nhiên, sự đồng cảm không chỉ xuất hiện nhất thời mà sẽ tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời trẻ sau này. Chính vì vậy, bạn hãy kiên nhẫn trong quá trình dạy con . 
Bạn rất cần kiên nhẫn để dạy trẻ biết đồng cảm thực sự. Ảnh Internet 

Dạy trẻ đồng cảm không phải là một việc dễ dàng vì đây là một kỹ năng cực kỳ phức tạp. Bạn cần kiên nhẫn hướng dẫn và giúp con rèn luyện qua từng ngày. Việc này không những giúp trẻ mà còn giúp chính bản thân bạn phát triển sự đồng cảm với người khác. Từ đó hướng trẻ trở thành một người có khả năng bao dung trong tương lai. Đây là một đức tính có vai trò quan trọng trong việc tạo nên một người tốt đối với gia đình và cả cộng đồng.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Bí quyết giúp trẻ phát triển tính đồng cảm và bao dung bao gồm: tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với nhiều người và tình huống khác nhau, khuyến khích trẻ thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ lẫn nhau, gợi mở, khuyến khích trẻ hiểu và chia sẻ cảm xúc. Đồng thời, sự thấu hiểu, lắng nghe và định hình môi trường tích cực cũng rất quan trọng. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận