Bí quyết dạy trẻ 1-2 tuổi hiệu quả cho ba mẹ

0
12

Dạy trẻ 1-2 tuổi không chỉ là nhiệm vụ mà còn là một hoạt động tạo niềm vui và mối quan hệ chặt chẽ. Để hiệu quả, ba mẹ cần tạo môi trường an toàn, kích thích và đồng cảm. Sử dụng phương pháp trò chuyện, đề cao tính chất tích cực, khen ngợi và khích lệ. Hãy dành thời gian chơi cùng con, không ép buộc, lắng nghe và thông cảm để giúp trẻ phát triển toàn diện.

Cách dạy trẻ từ 1-2 tuổi là việc nhiều bậc cha mẹ còn bối rối khi thực hiện. Vì, bố mẹ có thể chưa nắm được tuổi này con có thể học hỏi những gì. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đặc điểm của trẻ ở độ tuổi này để áp dụng cách dạy con một cách hiệu quả nhé. 

Cách dạy trẻ 1-2 tuổi là việc khiến nhiều bậc cha mẹ bối rối khi thực hiện. Nguồn ảnh: Healthline 

1. Hiểu khả năng học hỏi của trẻ để áp dụng cách dạy trẻ từ 1-2 tuổi

1.1. Kĩ năng của trẻ 1-2 tuổi

Để có thể áp dụng cách dạy trẻ từ 1-2 tuổi một cách phù hợp, trước tiên bạn cần hiểu được kĩ năng của trẻ ở độ tuổi này là những gì.

1-2 tuổi là độ tuổi diễn ra sự chuyển tiếp từ trẻ sơ sinh qua giai đoạn trẻ tập đi, đặc điểm về kĩ năng của trẻ gồm:

1.1.1. Về khả năng vận động

Những bước đi run rẩy đầu tiên của trẻ sẽ dần được thay thế bởi những bước chân vững vàng, tự tin. Trẻ ở giai đoạn này cần học cách di chuyển và sẽ di chuyển rất nhiều. Vì vậy, bạn hãy giữ cho không gian trong nhà được thông thoáng và an toàn để đề phòng các tai nạn có thể xảy ra.

1.1.2. Hiểu về khả năng ngôn ngữ để áp dụng cách dạy trẻ từ 1-2 tuổi hiệu quả

Trẻ 1-2 tuổi đạt được những bước tiến lớn trong việc hiểu ngôn ngữ và tìm ra cách giao tiếp. Khi được 12 tháng tuổi, hầu hết trẻ đều có thể nói những từ đầu tiên cũng như sử dụng cử chỉ tay và chỉ tay vào đồ vật. Trong năm tuổi thứ hai, vốn từ vựng của trẻ tăng chậm trong 6 tháng đầu tiên và mở rộng nhanh chóng trong 6 tháng tiếp theo.

Vốn từ vựng của trẻ sẽ phát triển từ 1 – 2 từ đến 50 từ hoặc hơn. Đến 2 tuổi, hầu hết trẻ đã sử dụng được câu đơn giản (gồm 2 từ trở lên) và hiểu được cũng như làm theo câu lệnh gồm 2 bước (VD: nhặt đồ chơi của con lên và đưa cho mẹ nào). 

Hiểu về khả năng ngôn ngữ của trẻ để bố mẹ dạy trẻ hiệu quả hơn. Ảnh Pixabay 

1.1.3. Về khả năng giao tiếp

Do ngôn ngữ được cải thiện nên trẻ hiểu được nhiều hơn những gì mình có thể diễn đạt. Điều này gây khó chịu cho con và khiến chúng dễ nổi cơn thịnh nộ.

1.1.4. Về khả năng phối hợp tay mắt và sự khéo léo

Trẻ ngày càng kiểm soát tốt hơn bàn tay và các ngón tay. Cộng với kĩ năng di chuyển đang tiến bộ từng ngày, trẻ có thể khám phá đồ chơi và môi trường xung quanh nhiều hơn trước. Để hỗ trợ trẻ, bạn hãy chọn đồ chơi phù hợp với trẻ trước khi chuyển sang các nhiệm vụ khó khăn hơn.

1.1.5. Khả năng nhận thức

Trẻ đã nhận biết được chức năng của đồ vật hoặc đồ chơi và biết cách chơi đúng chức năng của chúng hơn. 1-2 tuổi cũng là độ tuổi trẻ hình thành khái niệm chơi giả vờ và thường xuyên áp dụng cách chơi này với đồ vật. 

Đồ chơi phù hợp với độ tuổi sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Nguồn ảnh: Licie’s Lits 

1.2. Sự phát triển về cảm xúc có ảnh hưởng đến cách dạy trẻ từ 1-2 tuổi của trẻ

Bên cạnh kĩ năng thì bạn cũng cần hiểu được sự phát triển về cảm xúc của trẻ để áp dụng cách dạy trẻ từ 1-2 tuổi hiệu quả hơn.

Nhiều trẻ ở độ tuổi này đã được gửi trẻ hoặc đang được lên kế hoạch đi nhà trẻ .

Trẻ mới biết đi thường thích có những đứa trẻ khác xung quanh. Nhưng bạn sẽ không thể trông đợi việc chúng sẵn sàng hợp tác với trẻ khác hay hào hứng chia sẻ đồ chơi của mình. Bạn hãy chuẩn bị nhiều món đồ chơi đủ cho trẻ và bạn và hãy can thiệp khi trẻ không muốn chia sẻ đồ chơi.

Anh chị lớn của trẻ có thể là hình mẫu cho trẻ khi bạn muốn dạy con về việc chia sẻ, chờ đợi và luôn phiên.

Những cơn giận dữ là điều thường xảy ra nhiều hơn trong những năm trẻ mới biết đi. Vì vậy bạn đừng cảm thấy bất ngờ khi phải đối mặt với những thời điểm trẻ nổi cơn thịnh nộ.

Nếu bạn nhận thấy trẻ đang giận dữ, hãy cố gắng tạo sự phân tâm cho con bằng một cuốn sách hay đồ chơi thú vị. Tránh để trẻ quá đói, quá mệt, đặc biệt là khi con đang học những kĩ năng mới. Điều này có thể tạo tiền đề cho những cơn giận dữ của con.

Trẻ mới biết đi tìm kiếm sự độc lập nhưng vẫn cần dựa vào bạn để được thấy yên tâm và thoải mái, sau đó lại tiếp tục công việc khám phá và khẳng định mình. Vì vậy, bạn hãy cho trẻ không gian để trẻ tự do khám phá, nhưng hãy ở bên cạnh con khi cần thiết.

Nếu trẻ đang cần bạn mà bạn chưa xuất hiện, con có thể sẽ quấy khóc và bám lấy bạn khi bạn muốn rời đi, cũng như con sẽ phản đối sự quan tâm của người khác trong lúc này. Đây được gọi là sự lo lắng khi chia ly của trẻ. Nó thường bắt đầu khi trẻ được 9 tháng tuổi nhưng có thể muộn hơn. Việc này cho phép trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã hội cần thiết để đối phó với các tình huống khác lạ.

Khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ hiểu được rằng sự xa cách với bạn chỉ là tạm thời. 

Trẻ 1-2 tuổi thích ở cùng những trẻ khác nhưng có thể chưa sẵn sàng chia sẻ đồ chơi hay hợp tác với chúng. Nguồn ảnh: ESL Kidstuff 

2. Cách dạy trẻ 1-2 tuổi dựa vào khả năng của con

Dựa vào khả năng của trẻ mà bạn áp dụng cách dạy trẻ 1-2 tuổi cho phù hợp.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là một khi trẻ đã tập bước đi đầu tiên, thì mọi thứ sẽ hoàn toàn thay đổi và không bao giờ quay lại như trước đó nữa.

Cùng con, bạn cũng sẽ phải tiếp tục tiến lên dựa trên kĩ năng mới này. Bạn hãy cung cấp nhiều cơ hội để trẻ hoạt động, học hỏi và khám phá trong một môi trường an toàn.

Các trò chơi mà trẻ có thể thích bao gồm: hú òa, trốn tìm hay chi chi chành chành.

Trẻ mới biết đi thích bắt chước người lớn và rất hứng thú với việc nhà. Bạn có thể trang bị những món đồ chơi phù hợp với lứa tuổi sẽ khuyến khích niềm yêu thích này của trẻ. Ví dụ như bạn cung cấp cho trẻ máy hút bụi đồ chơi khi bạn làm việc nhà, hoặc bát đĩa đồ chơi khi bạn đang nấu ăn.

Những món đồ chơi khác mà trẻ có thể thích gồm:

  • Những quả bóng màu sáng.
  • Đồ chơi xếp khối, xếp chồng và lắp ghép.
  • Bút màu hoặc bút dạ.
  • Thú bông hoặc búp bê.
  • Ô tô đồ chơi và xe lửa.
  • Bảng vẽ đơn giản.
  • Đồ chơi đẩy, kéo và có thể cưỡi được.

Đọc tiếp tục là hoạt động có vai trò quan trọng với trẻ. Trẻ có thể theo dõi một câu chuyện và chỉ vào các đồ vật trong tranh khi bạn gọi tên chúng. Bạn hãy khuyến khích trẻ gọi tên những thứ mà con nhận ra.

Bạn hãy trò chuyện cùng trẻ về những câu chuyện bạn và con đã cùng đọc hoặc những việc bạn đã làm trong ngày. Đặt câu hỏi, khuyến khích trẻ trả lời sau đó mở rộng các câu trả lời đó sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy và ghi nhớ. 

Đọc tiếp tục là hoạt động quan trọng đối với sự phát triển của trẻ 1-2 tuổi. Nguồn ảnh: WebMD 

Cách dạy trẻ từ 1-2 tuổi nên dựa vào khả năng của con. Vì mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, và có nhiều mức độ phát triển được xem là bình thường. Bạn hãy dựa vào những mốc phát triển thông thường theo độ tuổi, kết hợp với quan sát khả năng trẻ học hỏi, khám phá để rút ra cách dạy con phù hợp nhất. Bạn cũng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ lo lắng nào về quá trình phát triển của con.

Cảm ơn độc giả đã dành thời gian đọc bài viết này. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho việc dạy trẻ 1-2 tuổi của bạn. Hãy yêu thương và tận tâm chăm sóc bé yêu nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận