Bệnh viêm phổi ở trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm. Bài viết sẽ cung cấp thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh này cho các bậc phụ huynh. Đồng thời, sẽ giới thiệu những biện pháp điều trị hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bé yêu.
Bệnh viêm phổi là một bệnh lý viêm đường hô hấp lây qua tiếp xúc, thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh sẽ thường tái phát đi phát lại và khó điều trị dứt điểm nếu không chữa đúng cách. Căn bệnh này nếu không điều trị hiệu quả, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí là tử vong.
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi ở trẻ em
Bệnh viêm phổi ở trẻ em xuất hiện khi vi khuẩn hay virus xâm nhập vào trong phổi của trẻ. Tại đây, chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên ổ nhiễm trùng. Trong các loại vi khuẩn xâm nhập, thường gặp nhất là phế cầu khuẩn.
Bệnh viêm phổi ở trẻ cũng có thể xuất hiện khi trẻ bị một đợt ho và cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy trong phổi trở thành dinh dưỡng cho vi trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus sẽ nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Cũng có đôi khi nguyên nhân là do mẹ chăm sóc trẻ không đúng cách, để trẻ sặc thức ăn, nôn, trớ hoặc hít phải hóa chất…
2. Biểu hiện của bệnh viêm phổi ở trẻ em
Bệnh viêm phổi ở trẻ em thường có các biểu hiện rất phức tạp, trẻ có các triệu chứng thở nhanh và sốt cao là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh. Tùy theo giai đoạn, các biểu hiện sẽ khác nhau, cụ thể như dưới đây:
- Giai đoạn đầu : Trẻ có thể chỉ ho nhẹ, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, mệt mỏi, nếu là trẻ đang còn bú thường trẻ sẽ bỏ bú, quấy khóc…
- Giai đoạn sau : Nếu trẻ không được điều trị đúng và theo dõi thì sẽ biến chứng nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ho nặng hơn, khó thở, rút lõm lồng ngực, trẻ đang bú thì bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi. Nặng hơn nữa có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy, nôn. Tình trạng kéo dài sẽ gây thiếu oxy cung cấp cho não gây ra hiện tượng co giật, ngủ li bì hoặc bị kích thích…
3. Điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ
- Tuân thủ tuyệt đối liệu trình của bác sỹ trong việc chữa trị bệnh viêm phổi ở trẻ. Nếu trẻ bị sốt có thể sử dụng một số thuốc hạ sốt hoặc cách hạ sốt nhanh. Nếu trẻ bị khò khè khó thở hoặc đờm nhiều , có thể sử dụng dụng cụ hít mũi và vệ sinh mũi để cải thiện triệu chứng này cho trẻ.
- Nên cho bé nằm ngửa, gối đầu cao để bé dễ thở hơn. Khi điều trị cho trẻ, kháng sinh có thể thường được dùng cho các nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng không hiệu quả với viêm phổi do virus, lúc này thuốc phù hợp sẽ được bác sỹ chỉ định.
- Hít thở hơi nước ấm và vỗ lồng ngực. Đây phương pháp này tương đối hiệu quả. Với cách này, mẹ đưa trẻ vào trong phòng tắm đã bật vòi sen với nước nóng, cho trẻ hít thở hơi nước ấm trong vòng 10 phút, khoảng 4-5 lần mỗi ngày. Khum bàn tay và vỗ vào lồng ngực trẻ, tập trung vào vùng bị chẩn đoán là vùng có viêm phổi. Vỗ nhanh trong vòng 1 phút rồi nghỉ 1 phút , rồi tiếp tục vôc và nghỉ như vậy trong vòng 10 phút. Động tác này giúp các ổ đờm long ra, nhờ đó bé có thể ho và khạc đờm ra ngoài.
- Không quá lạm dụng những loại thuốc ho để kiềm hãm triệu chứng ho ở trẻ, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều. Các mẹ có thể sử dụng các loại thuốc ho từ thiên nhiên để thay thế, nếu triệu chứng ho dẫn đến những hậu quả xấu như: nôn trớ, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát họng như tắc chưng đường phèn, mật ong, gừng.
- Đưa bé đến gặp bác sỹ ngay nếu như biểu hiện của trẻ không cải thiện, mặc dù đã làm theo chỉ định của bác sỹ.
4. Cách phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ em hiệu quả
Để phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ, mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau sinh hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 2 tuổi để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Cho trẻ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Chú ý vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, sắp xếp nhiệt độ trong nhà và kiểm soát nhiệt độ quần áo hợp lý.
- Theo dõi lịch tiêm chủng và cho trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đặc biệt là nên hoàn thành tiêm chủng trong năm đầu tiên.
- Nếu trẻ có những biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp: cảm lạnh, viêm họng, sổ mũi cần đưa trẻ đi khám bác sỹ, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc.
Bệnh viêm phổi ở trẻ em là một căn bệnh không thể xem thường, nếu không điều trị đúng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, mẹ cần lưu ý thật kỹ nhé. Trước hết hãy phòng bệnh cho trẻ thật hiệu quả. Và trong trường hợp nghi ngờ con bị bệnh, phải nhanh chóng đưa con đi bác sỹ khám cho chính xác, mọi loại thuốc cho trẻ sử dụng, đều cần có chỉ định của bác sỹ. Tích cực trong điều trị và điều trị đúng cách, để an toàn cho con và con mau hồi phục.
Cảm ơn quý vị đã dành thời gian đọc bài viết về bệnh viêm phổi ở trẻ em. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho quý vị. Đừng ngần ngại thăm bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào ở con em. Chúc con em luôn khỏe mạnh!