Bệnh lồi rốn khi mang thai thường do áp lực tăng cảu tử cung, gây khó chịu và đau rát. Để giảm triệu chứng, hãy duy trì vệ sinh tốt, mặc đồ thoáng và tránh ngồi lâu. Nếu cần, bạn có thể sử dụng lót y tế hoặc thuốc giảm đau dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Rún lồi khi mang thai là một dấu hiệu bình thường xuất hiện ở nhiều mẹ bầu.
Tuy nhiên mẹ cũng cần chú ý cảm thấy rún căng phồng và đau. Đây là dấu hiệu cho thấy rún bị thoát vị.
Tại sao rốn lại bị lồi khi mang thai?
Mẹ bầu thường bị rồi lốn khi mang thai.
Hình dạng rún ở mỗi người khác nhau. Rún là dấu vết còn lại của nhau thai sau khi đã rời khỏi bụng mẹ. Có người bị lồi rún bẩm sinh, nhưng một số người thì chỉ bị lồi rún khi mang thai.
Nguyên nhân gây ra chứng lồi rún trong thai kỳ là do vòng bụng phát triển và đẩy da rún ra bên ngoài. Rún mẹ bầu lúc này trông có vẻ như muốn “bật” ra khỏi bụng vậy.
Thường mẹ bầu sẽ bị lồi rún khi thai kỳ bước vào tháng thứ tư hoặc thứ năm. Tuy nhiên ở một số mẹ bầu sẽ không gặp tình trạng này.
Có nên lo lắng vì lồi rốn?
Rốn bị lồi là một tình trạng bình thường trong thai kỳ và không cảnh báo nguy hiểm gì cho sức khỏe.
Nhưng nếu mẹ bầu cảm thấy đau và căng phồng ở rốn thì đây là dấu hiệu đáng lo ngại. Có thể mẹ bầu đã bị thoát vị rốn.
Rồi lốn khi mang thai khiến mẹ bầu ngại ngùng khi mặc quần áo.
Thoát vị rốn là một triệu chứng thường gặp nhiều hơn ở trẻ sơ sinh, nhưng một số mẹ bầu cũng mắc phải triệu chứng này.
Thoát vị rốn xảy ra khi một phần của ruột nhô ra thông qua một lỗ nhỏ trên cơ bụng. Thường chúng này sẽ tự lành, nhưng ở mẹ bầu thời gian hồi phục kéo dài hơn do áp lực từ tử cung liên tục gia tăng lên khu vực rún.
Nên làm gì khi nghi ngờ bị thoát vị rốn
Điều mẹ bầu nên làm là hãy để chúng tự lành và không nên can thiệp vào triệu chứng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng với cảm giác sưng, đau thì tốt nhất mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và hướng dẫn chữa trị.
Cuối cùng, rốn lồi ở mẹ bầu sẽ trở lại dạng bình thường sau sinh, mẹ không cần phải lo lắng nhé.
Rốn lồi sẽ mất sau khi mẹ sinh.
Chăm sóc rốn
Nếu mẹ bầu thấy ngứa rốn hãy bôi một chút kem làm mềm da lên chúng.
Mẹ cũng cần chú ý giữ vệ sinh rốn thật sạch sẽ. Hãy lau rốn với bông tẩm một ít nước sạch.
Nếu mẹ bầu cảm thấy không tự nhiên với chiếc rốn lồi của mình khi bận y phục thì mẹ có thể choàng thêm cho mình một chiếc khăn choàng để che đi. Một chiếc áo khoát cũng có thể giúp mẹ tránh được rắc rối này.
Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian đọc bài viết về bệnh lồi rốn khi mang thai. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chúc quý độc giả sức khỏe và may mắn!