Bệnh còi xương và suy dinh dưỡng là các vấn đề sức khỏe quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn phát triển. Để ngăn ngừa và điều trị các vấn đề này, cần tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng đa dạng và cân đối cho trẻ thông qua việc ăn uống đầy đủ và khoa học. Đồng thời, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế cũng rất quan trọng.
Bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ em tuy không phải là vấn đề gì mới, nhưng đây luôn là nỗi lo thường trực, đối với các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ bị còi xương gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và những biến chứng về sau này, nếu không được can thiệp điều trị sớm. Phụ huynh cần hiểu rõ về bệnh để phòng chống căn bệnh này cho con nhé.
1. Phân biệt bệnh còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em
Hầu hết các bà mẹ đều cho rằng đây là căn bệnh hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên trên thực tế dấu hiệu cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng còi xương và suy dinh dưỡng thì lại rất khác nhau.
1.1. Còi xương ở trẻ em
Còi xương là tình trạng cơ thể bé bị thiếu hụt vitamin D làm cho quá trình chuyển hóa canxi và phophot không được diễn ra bình thường. Đây là 2 chất tác động trực tiếp đến sự phát triển của khung xương, khi cơ thể không được cung cấp đủ 2 thành phần này sẽ khiến xương của trẻ chịu tổn thương, xương kém phát triển, trẻ bì còi cọc. Trẻ còi xương vẫn có thể đảm bảo đủ cân nặng và chiều cao theo tiêu chuẩn tăng trưởng bình thường của bé.
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị còi xương: trẻ ngủ không ngon giấc, hay bị giật mình, thường xuyên toát mồ hôi trong lúc ngủ, quấy khóc, xương thóp rộng, mềm, thóp kín, thóp, mọc răng chậm, chậm biết bò, đứng, đi. Những trường hợp còi xương nặng sẽ kèm theo di chứng như dô ức gà, phình cổ tay cổ chân, chân vòng kiềng có dạng chữ X hoặc chữ O, ngực gồ lên.
1.2. Suy dinh dưỡng ở trẻ em
Khi cơ thể không được cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng và các vi chất cần thiết đảm bảo cho sự phát triển toàn diện, tất yếu trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng khá phổ biến ở các trẻ nhỏ không được bố mẹ chăm sóc đúng cách. Suy dinh dưỡng làm trẻ bị nhẹ cân , thấp còi và nặng hơn là mắc bệnh còi xương.
Trẻ bị suy dinh dưỡng có các biểu hiện như nhẹ cân và thấp chiều cao hơn so với các trẻ cùng trang lứa, dễ bị nhiễm bệnh, rối loạn sắc tố da, da xanh do thiếu máu, chậm biết đứng, chậm biết đi ,…
2. Còi xương suy dinh dưỡng và những hệ lụy nguy hiểm
Trẻ còi xương thường đi kèm với biểu hiện suy dinh dưỡng và ngược lại, nếu trẻ không được cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng sớm trong những năm đầu đời, thì nguy cơ mắc căn bệnh còi xương là rất cao. Còi xương suy dinh dưỡng kéo theo nhiều hậu quả khó lường đến sức khỏe cũng như khả năng học tập và lao động của trẻ.
2.1 Còi xương suy dinh dưỡng nặng – nguy cơ tăng tỉ lệ tử vong
Theo khảo sát thì còi xương suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Do đó, phụ huynh cần sớm phát hiện để có giải pháp can thiệp điều trị kịp thời.
2.2 Chậm phát triển về thể chất
Đây là một trong những hậu quá khó tránh phải nếu bệnh còi xương suy dinh dưỡng kéo dài. Trường hợp nhẹ có thể bị nhẹ cân vì không được cung cấp đủ năng lượng và nặng hơn là rơi vào tình trạng thấp còi, vì không được bổ sung các vi chất cần thiết đối với sự phát triển của hệ xương.
Chiều cao cũng như cân nặng không được cải thiện sớm sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến công việc và sinh hoạt sau này khi trẻ đến độ tuổi trưởng thành: khó xin việc làm, giảm khả năng hoạt động,…
2.3 Kém phát triển trí não
Còi xương suy dinh dưỡng gây ra những tổn thương đến hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể, trong đó biểu hiện rõ nhất là sự kém phát triển trí não. So với những đứa bé cùng tuổi, khả năng học tập, giao tiếp của bé kém hơn do kém thông minh, khù khờ,…
2.4 Nguy cơ mắc bệnh lý
Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy …là các bệnh lý thường xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng còi xương. Suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.
3. Phòng chống bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ như thế nào?
Phòng chống còi xương suy dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời là giải pháp tốt nhất, để giảm đi tỷ lệ tử vong vì mắc phải căn bệnh này, đảm bảo sự phát triển toàn diện về sau và giảm đi gánh nặng kinh tể của cả cộng đồng và xã hội.
Xuất phát từ các nguyên nhân gây nên bệnh còi xương và suy dinh dưỡng, thì việc cung cấp đủ các vi chất vitamin D, canxi và chăm sóc trẻ đúng cách bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, là những biện pháp giúp trẻ tránh khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
3.1. Bổ sung vitamin D và canxi
Thiếu canxi sẽ làm xương mềm, bị biến dạng, cơ xương phát triển không bình thường, trongkhi đó để cơ thể được chuyển hóa và hấp thụ tốt canxi thì cần có đủ vitamin D. Chính vì vậy vitamin D và canxi có mối quan hệ mật thiết với nhau và đây là 2 thành phần vi chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xương.
Các nguồn cung cấp vitamin D: ánh nắng mặt trời, thực phẩm và các chế phẩm có vitamin D
Trong đó, vitamin được tổng hợp nhiều nhất từ nguồn tự nhiên là ánh nắng mặt trời. Do đó, mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên nhưng phải đúng cách. Khung giờ tốt nhất là trước 8 giờ sáng ẻ nếu không có thời gian, phụ huynh cũng có thẻ cho trẻ tắm nắng sau 5h chiều, cho bé tắm khoảng 15 – 30 phút.Trẻ cần được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nên cho bé đeo kính và ở các bé nam nên che bộ phận sinh dục, bé nữ nên che ngực lại.
Bên cạnh đó, mẹ nên tăng cường các nguồn thực phẩm và chế phẩm giàu vitamin D như: dầu gan cá, trứng cá, trứng gà, nấm, ngũ cốc, sữa tươi, sữa chua, các chế phẩm đậu nành,…
Ngoài ra, cần phòng chống còi xương suy dinh dưỡng cho bé từ lúc bào thai, người mẹ trong giai đoạn thai kỳ cần tiếp xúc ánh nắng mặt trời cũng như bổ sung đầy đủ vitamin D thông qua nguồn thực phẩm.
Hải sản, trứng, thịt, sữa là nguồn thực phẩm rất giàu canxi. Tuy nhiên, lượng canxi lại có nhiều trong vỏ đặc biệt là cua đồng và nhưng loại cá có thể ăn xương. Để phòng chống căn bệnh còi xương suy dinh dưỡng, mẹ nên bổ sung đủ thành phần canxi bằng các nguồn thực phẩm, đa dạng thức ăn cho bé.
3.2. Chăm sóc trẻ đúng các bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Ngay cả những trẻ bị béo phì thừa năng lượng nhưng thiếu canxi và vitamin D cũng có nguy cơ mắc bệnh còi xương – trường hợp này gọi là còi xương thể bụ , do đó để phòng chống tốt căn bệnh này chế độ ăn uống của bé cần cân bằng các thành phần dinh dưỡng.
- Chăm sóc tốt sức khỏe người mẹ trong thời kỳ mang thai, cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng để đảm bảo bào thai được phát triển khỏe mạnh, phòng tránh trẻ bị sinh non, dị tật sau sinh.
- Đứa bé khi chào đời cần được bú sữa mẹ ngay để nhận kháng thể từ sữa mẹ, cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Một đứa trẻ cần được cung cấp khoảng 600ml sữa / ngày,
- Trong giai đoạn ăn dặm, bé cần được bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất: đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Mẹ nên cung cấp chất béo trong các bữa ăn của trẻ bằng nguồn dầu mỡ. Đây là nguồn thực phẩm giàu năng lượng không chị giúp trẻ tăng cân mà còn hấp thu tốt vitamin.
- MK7 là thành phần không thể thiếu để vận chuyển và chuyển hóa vitamin D, do đó bé cũng cần được cung cấp vi chất này. Bổ sung đầy đủ các chất vitamin D, canxi, sắt, kẽm, Mk7 là cách giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
- Để tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng và cải thiện tiêu hóa của trẻ, mẹ có thể chọn các men vi sinh có các thành phần Probiotics và prebiotics. Tuy nhiên, phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con sử dụng.
Hậu quả khó lường từ căn bệnh còi xương suy dinh dưỡng là nỗi lo chung của các bậc làm cha làm mẹ, tác động trực tiếp đến khả năng học tập và lao động về sau của bé. Do đó, phòng chống tốt căn bệnh này bằng cách bổ sung vitamin D, canxi và chăm sóc trẻ đúng cách với một chế độ ăn uống hợp lý, là biện pháp tốt nhất, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não cho bé yêu.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hy vọng thông tin về bệnh còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em sẽ giúp ích cho bạn. Hãy chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ một cách đúng cách để phòng ngừa bệnh tật.