Để chăm sóc bé 3 tháng tuổi thích ăn ít, bố mẹ cần chú ý đến việc cho bé ăn đúng lượng và cách thức, giữ cho bé được ấm áp và sạch sẽ, tạo điều kiện yên tĩnh khi cho bé ăn, và quan sát tình trạng sức khỏe của bé thường xuyên. Nếu vấn đề vẫn tồn tại, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có giải pháp tốt nhất cho bé.
Trẻ 3 tháng tuổi lười ăn khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Với những bố mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con nhỏ thì nỗi lo lắng đó lại tăng thêm bội phần. Bởi, việc lười ăn khiến cơ thể con yêu thiếu chất, ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và phát triển. Do đó, khi trẻ 3 tháng tuổi lười ăn, bố mẹ nên lưu ý những điều nên làm qua bài viết sau.
1. Nguyên nhân trẻ 3 tháng tuổi lười ăn
- Thứ nhất, khi trẻ 3 tháng tuổi lười ăn, rất có thể bé đang bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn ở tai hay cũng có thể bé bị nổi mụn trong miệng.
- Thứ hai, nguồn sữa mẹ thất thường khiến việc bú sữa của bé bị gián đoạn hay các cữ bú cách nhau khoảng thời gian quá lâu cũng là nguyên nhân khiến bé lười bú.
- Thứ ba, khi mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn các loại thực phẩm khác nhau khiến vị sữa cũng thay đổi theo. Lúc này, trẻ 3 tháng tuổi lười ăn do không thích nghi được với sự thay đổi này.
- Thứ tư, dòng sữa mẹ quá dồi dào hoặc quá hạn chế dẫn tới việc bú của bé có lúc tới tấp nhưng có lúc bị gián đoạn khiến trẻ không thích bú nữa.
- Thứ năm, thái độ của người mẹ lúc cho bú cũng ảnh hưởng đến tâm lý và sự ham muốn bú sữa của trẻ. Nếu trong lúc cho con bú, mẹ quá mệt mỏi, không màng đến con thì bé sẽ nhát bú hơn lúc được mẹ âu yếm, vỗ về.
2. Những lưu ý khi trẻ 3 tháng tuổi lười ăn
2.1 Việc người mẹ cần làm
Để hạn chế việc trẻ 3 tháng tuổi lười ăn, mẹ nên cho con yêu ngủ cùng mình và ẵm bế bé nhiều hơn. Điều này giúp trẻ quen với hơi ấm của mẹ và bạn cũng dễ dàng cho con bú bất cứ khi nào bé muốn. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên quan tâm tới tư thế cho con bú . Nếu bé bú sữa trong điều kiện không gian chật hẹp, tư thế không thoải mái thì lượng sữa bú được sẽ không nhiều.
Các mẹ cũng có thể xem lại các món ăn lạ làm thay đổi vị sữa, khiến con khó thích nghi. Cần điều tiết và thay đổi các loại thực phẩm này một cách hợp lý để bé có ham muốn bú trở lại. Khi trẻ lười ăn quá lâu, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra xem con mình có bị nhiễm khuẩn không và tiến hành điều trị bệnh (nếu có).
2.2 Cung cấp đủ dinh dưỡng khi bé lười bú
Việc lười bú trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ. Lúc này, bố mẹ nên cho bé uống thêm sữa công thức để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho con. Bạn có thể nhờ người thân cho bé bú sữa công thức để tránh việc bé ngửi thấy mùi sữa mẹ sẽ không còn hứng thú với việc bú sữa nữa.
2.3 Nhận biết dấu hiệu bé đã bú no
Khi bé bú mút ti chậm, ngủ gật hoặc quay đầu ra ngoài không muốn bú nữa, cũng có thể bé đã bú no, mẹ không nên ép bé bú tiếp. Lúc đã được bú no bụng, bé yêu nhà bạn sẽ chơi ngoan, ngủ ngon giấc, quấy khóc. Việc bú no cũng giúp bé có những giấc ngủ ngon và tinh thần luôn sảng khoái.
Nếu việc trẻ 3 tháng tuổi lười ăn làm bố mẹ cảm thấy lo âu, buồn phiền thì những lưu ý, thông tin chia sẻ của bài viết này trở nên cực kỳ hữu ích cho bố mẹ. Chính những lưu ý trên đây sẽ giúp bố mẹ dễ dàng cải thiện tình trạng biếng ăn của bé chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn. Hãy là những ông bố bà mẹ tuyệt vời bằng việc chăm sóc con yêu thật khoa học và theo cách tốt nhất nhé!
Cảm ơn quý vị đã đọc bài viết này. Đối với em bé 3 tháng thích ăn ít, bạn cần chú ý việc đặt lịch kiểm tra sức khỏe với bác sĩ, tạo môi trường yên tĩnh khi ăn và đảm bảo bé được ủ ấm sau khi ăn.