Áp dụng biện pháp phạt con có hiệu quả nhất

0
10

Cách hiệu quả nhất để áp dụng biện pháp phạt với con là thông qua việc thiết lập quy tắc rõ ràng, công bằng và nhất quán. Việc phạt cần được thực hiện một cách cẩn thận, không gây tổn thương tinh thần cho trẻ và cần kết hợp với việc tạo ra cơ hội cho con hiểu lý do vì sao hành vi của mình bị phạt. Đồng thời, việc tôn trọng và hỗ trợ con sau khi áp dụng biện pháp phạt cũng rất quan trọng để giúp trẻ hiểu và học từ kinh nghiệm đó.

Khi trẻ quậy phá, mãi chơi không chịu học, mè nheo… ba mẹ thường sẽ la mắng, trách phạt con. Nhưng phạt con thế nào cho đúng và hiệu quả? Liệu có phải phạt là sẽ đánh đòn con? Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin bổ ích xung quanh vấn đề này ba mẹ nhé!

Đánh đòn có thể khiến trẻ chai lỳ cảm xúc

Đánh đòn con cái hiện không còn được khuyến khích, thậm chí bị các chuyên gia giáo dục cực lực phản đối, cho rằng đó là cách giáo dục phản tác dụng, chỉ làm trẻ chai lì cảm xúc hoặc bị ám ảnh, ảnh hưởng đến tâm lý sau này mà không mang lại hiệu quả giáo dục tích cực gì.

Nhiều chuyên gia cho biết khi ba mẹ đánh đòn con thì thực sự đó là lúc ba mẹ chỉ đang trút giận để làm nguôi ngoai chính mình, không nghĩ đến lợi ích cho con cái.

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa ba mẹ không được trách phạt con, mà phải biết trách phạt thế nào cho đúng, khoa học, mang lại hiệu quả tích cực. Ba mẹ cần lưu ý 3 nguyên tắc dưới đây:

1. Cho trẻ biết hành vi đó sai như thế nào

Ba mẹ không nên la mắng trẻ mà phải bình tĩnh giải thích cho trẻ hiểu hành vi sai trái

Tất nhiên ba mẹ không nên la mắng to tiếng, quát nạt con mà phải giữ bình tĩnh, giải thích cho con biết vì sao hành động vừa làm của con là sai, mà sai thì cần phải được sửa lỗi, ghi nhớ và không phạm lại nữa, kể cả người lớn cũng vậy.

Trong trường hợp này, ba mẹ không nên lên án con người của con mà chỉ nên ám chỉ đến hành vi, việc làm của con mà thôi, để trẻ không cảm thấy tự ti, mặc cảm.

2. Căn cứ vào “gia quy” chung của cả nhà

Ba mẹ nên cho trẻ biết trước những quy định chung của cả nhà, như khi ăn uống thì không được đùa giỡn, chạy nhảy, la lớn tiếng, không được đi ngoài nắng mà không đội nón, không ăn đồ ngọt quá nhiều trước lúc ăn cơm, không xem tivi liên tiếp quá 1 hay 2 giờ, con cái dưới bao nhiêu tuổi thì phải đi ngủ trước mấy giờ…

Đây là những quy định chung, không chỉ riêng trẻ mà cả nhà đều phải tuân theo, nếu vi phạm sẽ bị phạt như thế nào. Quy định mức phạt cụ thể (tất nhiên không phải đánh đòn nặng) để trẻ thực hiện và không ca thán.

Cho trẻ biết những quy định của gia đình để trẻ không mắc phải

3. Có thể cho bé lựa chọn hoặc lấy công chuộc lỗi

Để bé được “thoải mái” và cũng cảm thấy “vui vẻ” hơn khi bị phạt, ba mẹ có thể đề ra 2 mức phạt tương đương nhau và cho bé tự lựa chọn hình thức phạt nào mà bé “thích”. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể thử một cách khác là thay vì phạt con, hãy yêu cầu con làm một việc tốt gì đó để thay thế.

Chẳng hạn, thay vì phạt con ngồi một chỗ, quay mặt vào tường, ba mẹ có thể yêu cầu con tự thu xếp quần áo, giúp mẹ nhặt rau, rửa chén bát… Trẻ vừa sẽ ghi nhớ việc làm sai của mình, vừa có cơ hội làm những việc có ích.

Cám ơn bạn đã quan tâm và đọc bài viết này. Hãy nhớ rằng mọi biện pháp phạt đều cần sự cân nhắc và hướng dẫn thông qua tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Chúc bạn thành công trong việc giao dục con cái!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận