Để giúp trẻ học chữ cái nhanh chóng và hiệu quả, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp như: tạo sự hứng thú, sử dụng trò chơi, kết hợp học và vui chơi, tạo môi trường học thuận lợi, đặt mục tiêu rõ ràng, tạo thói quen học tập hằng ngày và tạo sự khích lệ, động viên cho trẻ.
Cách dạy trẻ học chữ cái là một chủ đề có lẽ được hầu hết các bậc cha mẹ quan tâm. Vì, tâm lý của cha mẹ thường muốn con đọc thông viết thạo càng sớm càng tốt. Vậy thực tế khi nào nên dạy trẻ và dạy như thế nào cho phù hợp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Khi nào nên dạy trẻ học chữ cái
Hầu hết trẻ em bắt đầu nhận diện được một vài chữ cái ở độ tuổi 2-3 tuổi và có thể thuộc hầu hết bảng chữ cái khi lên 4-5 tuổi. Điều này có nghĩa là bạn có thể dạy trẻ chữ cho trẻ khi con lên 2 – tuy nhiên bạn đừng kỳ vọng quá nhiều, vì sự tiếp nhận của trẻ ở độ tuổi này khác với trẻ lớn. Vậy làm thế nào để giúp con thấy hứng thú và học chữ cái một cách hiệu quả, chúng ta hãy cùng tham khảo một số cách được chia sẻ ngay dưới đây.
2. Một số cách dạy trẻ học chữ cái
2.1 Hãy xây dựng một môi trường phong phú về ngôn ngữ
Bạn có thể xây dựng một môi trường ngôn ngữ thật phong phú bằng cách:
2.1.1 Hãy làm cho việc đọc sách trở nên thật vui vẻ
Việc đọc sách ở nhà là khởi đầu giúp trẻ phát triển vốn từ vựng, vì vậy bạn hãy chuẩn bị những câu chuyện thú vị để cùng đọc với con. Đây cũng là cách tuyệt vời để gắn kết cả gia đình bạn. Khi đọc sách cùng trẻ bạn hãy áp dụng những “kỹ thuật” sau:
- Hãy sử dụng ngữ điệu khác nhau cho các nhân vật cũng như động vật để tạo hiệu ứng âm thanh của riêng bạn. Đồng thời bạn có thể cường điệu hóa biểu cảm của mình để thu hút sự chú ý của con.
- Hãy kết thúc một ngày dài bằng cách cùng nhau đọc sách một cách vui vẻ. Hãy tạo thói quen chọn vài cuốn sách cho trẻ và cùng nhau đọc chúng trước khi đi ngủ. Bạn có thể lặp lại những câu chuyện mà trẻ yêu thích xen kẽ với những câu chuyện mới.
- Hãy để trẻ tự tạo ra những câu chuyện của riêng mình khi bạn cho con xem sách hình. Sẽ không có gì là nghiêm trọng nếu câu chuyện của trẻ không đúng với nội dung trong sách. Bạn hãy để trẻ tự sáng tạo và khuyến khích trí tưởng tượng của con.
2.1.2 Hãy chỉ cho trẻ cách chữ viết được sử dụng trong các hoạt động hàng ngày
Bạn hãy chỉ cho trẻ cách chữ viết được sử dụng trong bất cứ vật dụng hay hoạt động hàng ngày nào mà trẻ tiếp xúc. Đó có thể là chữ viết trên thực đơn, bảng hiệu, nhãn hàng, mác quần áo, Ti vi, phim ảnh,…Việc này sẽ giúp trẻ thấy hứng thú với chữ viết cũng như dễ dàng nhận dạng được chữ trong bảng chữ cái .
2.1.3 Hãy tạo ra một khu vực dành riêng cho việc đọc và viết
Bạn có thể tạo góc đọc sách cho trẻ bằng cách:
- Thiết kế một góc nhỏ ở một khu vực yên tĩnh nào đó trong nhà với một chiếc ghế hoặc bàn nhỏ phù hợp với độ tuổi của trẻ để trẻ tự do khám phá những quyển sách ở đó.
- Mua sách và tạp chí dành cho thiếu nhi và sắp xếp chúng trên kệ sách hoặc những thùng nhỏ.
- Ở góc đọc sách bạn hãy xếp cả bút chì, bút sáp và các loại giấy khác nhau để trẻ thỏa sức sáng tạo.
- Nếu ngân sách hạn hẹp, bạn có thể đưa trẻ đến thư viện địa phương, mượn lại sách của bạn bè, mua sách ở những hội chợ sách hay những cửa hàng sách cũ.
2.2. Hãy giới thiệu mặt chữ và cách phát âm cho trẻ
2.2.1 Hãy “trưng bày” bảng chữ cái dưới nhiều hình thức khác nhau trong nhà bạn
Trẻ sẽ rất thích thú nếu được “chơi” với chữ cái dưới nhiều kết cấu và kích cỡ khác nhau.
Bạn có thể mua những bộ chữ cái bằng bọt biển, khối hình, thẻ chữ để trẻ có thể dễ dàng di chuyển và sắp xếp chúng.
Hoặc bạn cũng có thể tự làm bộ chữ bằng các vật liệu khác như que kem, xốp, giấy nhám hay các vật liệu thủ công khác (tùy vào sự sáng tạo của bạn) nếu ngân sách của bạn cho phép.
2.2.2 Hãy dạy trẻ mặt chữ và cách phát âm bằng cách sử dụng những nguyên liệu bạn sưu tập được
Bạn hãy vui vẻ chỉ cho trẻ những chữ cái độc lập, là một phần của những vật dụng hoặc thói quen sinh hoạt hằng ngày của bạn và trẻ hoặc của gia đình.
Khi bạn tắm cho trẻ, hãy thả vào bồn vài chữ cái cho trẻ chơi cùng. Trong lúc con chơi bạn hãy gọi từng chữ cái theo tên. Ví dụ, đối với chữ B bạn có thể nói: “Con nhìn này, B đang bơi xung quanh con”; “B đang cù chân con này”; “Hãy cho mẹ B nào”;…Bạn hãy thực hiện hoạt động này một cách thường xuyên và sử dụng những chữ cái khác nhau cho mỗi lần cho đến khi trẻ thuộc tất cả các chữ cái và đọc tên chúng.
Bạn cũng có thể sử dụng các khối hình chữ cái để xếp nhà hay các mô hình khác rồi chỉ ra các chữ cái trên các khối và đọc tên chúng.
Hoặc bạn sắp xếp chữ cái trên tủ lạnh, bảng trắng theo thứ tự bảng chữ cái và cùng hát bài hát về chữ cái với trẻ. Trong lúc hát, bạn hãy chỉ vào từng chữ cái khi tới lượt chúng.
2.2.3 Hãy khắc và vẽ các chữ cái trên các bề mặt có chất liệu khác nhau
Bạn hãy làm mẫu trên các bề mặt khác nhau sau đó để trẻ tự viết, vẽ. Một số bề mặt và chất liệu bạn có thể sử dụng như: đất sét, vải, sợi, kem cạo râu, đường, muối hoặc sơn móng tay. Khi sử dụng những vật liệu này bạn nên ở cùng trẻ để giám sát con nhé.
2.3 Hãy củng cố những gì trẻ đã học
2.3.1 Hãy chơi trò chơi để giúp trẻ nhớ và nhận diện được mặt chữ
Chơi trò chơi là một trong những cách hiệu quả nhất giúp trẻ nhỏ vừa chơi vừa học. Bạn có thể áp dụng một số trò chơi sau:
- Bạn vẽ một phần của một chữ cái và để trẻ đoán xem đó là chữ gì.
- Hãy đọc một chữ cái và đề nghị trẻ tạo hình chữ cái đó bằng cơ thể trẻ.
- Hãy cùng hát bài hát về bảng chữ cái với trẻ.
2.3.2 Hãy dùng một số công cụ như thẻ chữ để củng cố khả năng nhận diện mặt chữ và phát âm của trẻ
Hãy cho trẻ ráp thẻ chữ lên chữ trên bảng chữ cái hoặc bạn úp thẻ chữ xuống và đề nghị trẻ cùng đọc một chữ khi bạn lật thẻ lên.
Bạn cũng có thể dùng thẻ chữ để chơi trò kết hợp chữ và ghi nhớ.
2.3.3 Hãy cùng trẻ khám phá chữ ở bất cứ nơi nào bạn và con cùng đến
Bạn hãy chỉ chữ cho trẻ ở bất cứ vật dụng hoặc những nơi mà bạn và con cùng đến như bảng hiệu chỉ đường, quần áo, tạp chí, bảng hiệu hay bất cứ thứ gì có chữ trên đó.
Bạn cũng có thể chơi những trò chơi sau:
- Trò “Tôi làm điệp viên”: bạn hãy cùng trẻ tìm những từ hoặc những vật bắt đầu bằng chữ cái mà trẻ biết.
- Trò khám phá: bạn hãy chỉ cho con các bảng hiệu, bảng chỉ đường, bảng chỉ lối ra vào cũng như những bảng tín hiệu quen thuộc khác và nói cho con biết ý nghĩa của chúng. Trẻ em thường học cách “đọc” ý nghĩa của những hình tượng này trước khi chúng thực sự đọc được chữ.
Bạn có thể thấy cách dạy trẻ học chữ cái khá đơn giản và dễ thực hiện. Điều quan trọng là bạn áp dụng được cả những hoạt động hàng ngày vào việc dạy trẻ. Tuy nhiên, “nhiệm vụ” chính của trẻ nhỏ không phải học chữ mà là vui chơi, khám phá và trải nghiệm. Do vậy, trong cách giáo dục trẻ, bạn không nên quá chú trọng đến việc trẻ biết mặt chữ mà gây áp lực cho con. Hãy để trẻ được tự do tiếp nhận mọi thứ theo cách của mình để con luôn thấy vui vẻ và hứng thú trong mọi việc sau này, kể cả việc học bạn nhé.
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết này. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho quý vị trong việc giáo dục con cái. Hãy thử áp dụng 7 phương pháp trên để giúp trẻ học chữ cái một cách nhanh chóng và hiệu quả nhé!