7 phương pháp giúp cha mẹ kiểm soát dứt điểm tình trạng nói dối của trẻ

0
10

Để giúp cha mẹ kiểm soát dứt điểm tình trạng nói dối của trẻ, có thể áp dụng 7 phương pháp như: thấu hiểu nguyên nhân, tạo môi trường tin cậy, trao quyền và kiểm soát, tạo điều kiện để trẻ thổ lộ, chia sẻ giá trị và quan điểm, học cách phân biệt sự thật và dối trá, đặt ra hậu quả phù hợp khi trẻ nói dối.

Nói dối là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà mức độ nói dối cũng khác nhau. Nếu cha mẹ không kịp thời tìm hiểu nguyên nhân, có cách “hóa giải” đúng, thói quen nói dối sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ sau này.

Trẻ nói dối có nhiều nguyên nhân, mục đích khác nhau. Chẳng hạn có thể vì trẻ quên, chưa phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng; trẻ mong muốn được khen ngợi; trẻ sợ bị la mắng, đánh đập; trẻ muốn được cha mẹ quan tâm hơn; bắt chước bạn bè, người thân trong gia đình…

Khi càng lớn, mức độ nói dối càng tinh vi, trầm trọng, có thể ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các bậc phụ huynh nên sớm “uốn nắn” tật nói dối của con khi trẻ còn nhỏ.

xin giới thiệu đến các bậc phụ huynh một số gợi ý để trẻ không còn tật nói dối. Hãy áp dụng thử nhé!

Không tạo điều kiện cho con nói dối

Không ít phụ huynh hay có thói quen cứ giả bộ không biết (trong khi thực chất đã biết rất rõ từng sự việc) để rồi hỏi lòng vòng theo kiểu mèo vờn chuột với con. Đơn giản vì họ nghĩ đây là cách hay, có thể “bắt bài” trẻ và khiến trẻ nhận ra trẻ không thể qua mặt ba mẹ được. Song thực tế, đây là suy nghĩ rất sai lầm.

Khi phát hiện con nói dối ba mẹ nên hỏi trực tiếp con tránh nói vòng vo

Chẳng hạn, bạn biết hôm nay con bị điểm kém môn tiếng Việt (thông qua cô giáo hay đã kiểm tra tập của con trước đó). Bạn hỏi: “Hôm nay con học tốt đấy chứ? Điểm kiểm tra có được cao không?”. Khi bạn hỏi như vậy, trẻ sẽ nghĩ rằng bạn không biết, rằng bạn kỳ vọng nhiều ở trẻ. Vì thế, trẻ có thể nói dối bằng câu trả lời vòng vo: “Dạ con làm bài cũng tốt ạ!”, “Cô chưa phát bài kiểm tra nên con không biết điểm…”. Vô tình, cha mẹ tập cho trẻ quen với việc ứng phó tình hình bằng cách nói dối.

Bạn nên hỏi trực tiếp con. Nếu biết con bị điểm kém môn tiếng Việt, bạn có thể bắt đầu câu chuyện ngay rằng: “Bài kiểm tra tiếng Việt vừa rồi con không hiểu bài chỗ nào mà bị điểm kém vậy con?”. Như vậy, trẻ sẽ không còn chọn lựa nào khác ngoài việc phải nói thật với bạn.

Không nên nói dối trước mặt con

Trong nhiều tình huống cha mẹ nói dối nhau mà không hề để ý đến con trẻ và con trẻ sẽ bắt chước từ đây. Tốt nhất cha mẹ không nên nói dối trước mặt trẻ, trong trường hợp không thể, cha mẹ nên giải thích rõ ràng để trẻ hiểu và thấy lời nói dối đó không có hại.

Nêu gương tốt bằng những câu chuyện

Bạn cũng nên đưa ra những câu chuyện, những tình huống về nói dối kể co con nghe. Sau đó, đặt ra những câu hỏi ứng xử của bé trong những trường hợp đó. Và cuối cùng bạn nên đúc kết cho bé thấy rõ nói dối là hành động xấu, bé nên trung thực trong mọi hoàn cảnh thì mọi người sẽ yêu mến bé hơn.

Không đặt quá nhiều kỳ vọng vào con

Cha mẹ không nên thể hiện sự kỳ vọng ở con quá mức. Sự mong chờ quá mức ở bố mẹ là áp lực lớn đối với trẻ. Trong trường hợp cha mẹ này sẽ khiến trẻ dễ nói dối vì sợ cha mẹ buồn lòng.

Việc ba mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con khiến con bị áp lực

Không gọi con là Cuội, kể xấu con với người khác

Cha mẹ cũng không nên chọc ghẹo, kể lể với người khác về việc nói dối của bé. Khi lòng sĩ diện của bé bị tổn thương thì bé rất dễ làm liệu. Vậy nên tốt nhất bạn nên nhỏ nhẹ dạy riêng con để con nhận ra khuyết điểm và sửa chữa mà thôi.

Khuyến khích trẻ nói thật

Khi con lở dại nói dối bạn không nên nổi giận la mắng con mà hãy bình tĩnh động viên con mình rất muốn lắng nghe sự chân thật từ con. Khi con thành thật nhận lỗi, dù chỉ là lỗi nhỏ bạn nên khen ngợi con: “Con đã rất dũng cảm khi nhận lỗi như vậy”. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị của sự thật thà, và sẽ phát huy điều này hơn.La mắng sẽ làm bé sợ hãi và không dám nói ra sự thật mà thôi.

Những sai lầm cha mẹ cần tránh

– “Tung hứng” theo chuyện nói dối của con đến khi con không thể chối cãi nữa mà nói ra sự thật. Phương pháp này vô tình ba mẹ “dạy” trẻ cách loay hoay, lòng vòng. Lần sau, trẻ cũng sẽ không nói ra sự thật mà tiếp tục đi đường vòng.

– Áp đặt những bài rao giảng đạo đức khô cứng với con trẻ. Những bài học này sẽ khó phát huy tác dụng bởi trẻ chưa nhận thức được vấn đề. Cha mẹ nên giúp con nhận thức sự việc bằng những trải nghiệm thực tế, dễ hiểu, không sáo rỗng.

– Cha mẹ luôn thể hiện sự yêu thương, giúp con tự tin nói thật, nhận lỗi khi mình lỡ làm sai. Ch mẹ nên thể hiện thái độ mạnh mẽ không vừa lòng khi con nói dối.

– Không nên quy kết trẻ là dối trá, cách làm này rất dễ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, trẻ dễ mặc cảm và trở nên dối trá thật.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Hãy áp dụng 7 phương pháp để giúp kiểm soát tình trạng nói dối của trẻ mình: 1. Xác định nguyên nhân 2. Tạo điều kiện trung thực 3. Truy cập trao đổi cởi mở 4. Tạo ra môi trường tin cậy 5. Khuyến khích trẻ nói chuyện với bạn 6. Kiểm soát internet và truy cập thông tin 7. Điều chỉnh hành vi và hỗ trợ tích cực. Chúc bạn thành công!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận