Việc dạy trẻ lịch sự khi ngồi vào bàn ăn là rất quan trọng. Bao gồm việc ngồi thẳng lưng, không đẩy chén đĩa, ăn chậm rãi, không nói khi miệng còn đầy, chia sẻ đồ ăn và giữ bản vệ sinh cá nhân. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và tôn trọng người khác, đồng thời tạo ra môi trường ấm cúng và hạnh phúc trong gia đình.
Đối với một đứa trẻ, việc “học ăn” cũng quan trọng không kém “học nói” vì qua đó thể hiện nhân cách của trẻ cũng như cách giáo dục của ba mẹ. Theo đó, khi trẻ bắt đầu lên 3 ba mẹ hãy dần dạy trẻ những phép lịch sự tối thiệu khi ăn như ăn từ từ, hạn chế nói chuyện khi ăn…
- Bộ 20 quy tắc ứng xử ba mẹ nhất thiết phải dạy trẻ thuộc lòng
Cha mẹ cần dạy con phép lịch sự trong bàn ăn
1. Dọn bàn ăn cùng cả nhà
Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất trước khi ăn đó là nhờ trẻ giúp bố mẹ dọn bàn ăn. Nếu trẻ quá nhỏ, cha mẹ có thể lấy đũa, muỗng nhờ trẻ mang đến đặt lên bàn ăn. Trẻ lớn hơn chút, cha mẹ để trẻ tự bày chén, thức ăn, cơm… Việc dọn bàn ăn cùng cả nhà sẽ giúp con có trách nhiệm hơn với bữa cơm gia đình.
2. Lời mời trước khi ăn
Phép lịch sự tối thiểu trước khi ăn mà cha mẹ không thể không dạy trẻ đó là lời mời trước khi ăn. Trong bữa ăn gia đình, có thể có ông bà, cha mẹ và các cô, các bác, anh chị, nếu trẻ không mời người lớn ăn có nghĩa là trẻ thiếu tôn trọng người lớn. Tuy nhiên, để trẻ hiểu được ý nghĩa của lời mời trước bữa ăn, cha mẹ nên làm gương trước, lưu ý sau khi mời ông bà, đừng quên mời trẻ nhé. Như vậy, trẻ sẽ vui vẻ mời lại mà không hề cảm thấy bị thúc ép.
3. Tư thế thẳng lưng
Cha mẹ cần dạy trẻ ngồi thẳng lưng khi ăn
Nhiều trẻ có thói quen cúi gằm mặt xuống ăn hoặc vừa ăn vừa gù người xuống. Đây đều là tư thế xấu và mất lịch sự, có thể gây phản cảm với khách đến chơi nhà. Cha mẹ hãy rèn cho trẻ tư thế ngồi ăn thẳng lưng. Tư thế này vừa thoải mái vừa lại thể hiện phép lịch sự đối với khách và bản thân trẻ.
4. Dạy trẻ “ăn trông nồi/ ngồi trông hướng”
Đây là câu nói quen thuộc của người xưa khi dạy con cháu trong phép lịch sự khi ăn uống. Trẻ cần phải để ý đến chỗ ngồi trong bữa ăn, nhường vị trí tốt nhất cho khách. Đối với thức ăn, cần để ý nếu đồ ăn ít thì cần phải tế nhị nhường nhịn khách hoặc ông bà, cha mẹ, anh chị em, mình ăn sau.
5. Ăn uống từ tốn, không vui đùa, phát ra âm thanh khi ăn
Một số trẻ có thói quen vừa ăn vừa chơi điện tử, vừa ăn vừa nói, nhai chóp chép, phát ra âm thanh rất mất lịch sự. Đây đều là những điều tối kỵ khi ngồi vào bàn ăn, đặc biệt khi nhà có khách hay khi đi dự tiệc, ăn nhà hàng, quán xá…
Cha mẹ cần phải dạy trẻ thói quen ăn uống lịch sự như từ tốn khi ăn, không tạo âm thanh khi nhai thức ăn và đặc biệt, không vừa ăn vừa chơi.
6. Biết nhờ người lấy thức ăn
Nên dạy con biết nhờ người lấy thức ăn
Nếu trẻ ngồi quá xa thức ăn, nên dạy trẻ nhờ người gần hơn lấy giùm. Tuyệt đối không rướn người tới gần đồ ăn để lấy. Hành động này sẽ gây khó chịu cho mọi người trong bàn ăn.
7. Không chê đồ ăn/biết nói cảm ơn
Cha mẹ cần dạy trẻ về lòng biết ơn người đã nấu bữa ăn cho mình. Tuyệt đối không chê bai dù đồ ăn không được ngon lắm. Bởi người nấu sẽ cảm thấy xấu hổ, thậm chí tức giận. Hãy dạy trẻ nên nói cảm ơn với người nấu bữa ăn, tặng họ một lời khen chân thành nhất.
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Thất hứa với con và 6 hậu quả khôn lường
- Rèn bé trai trở thành… quý ông lịch lãm ngay từ nhỏ
- Con không chào người lớn có phải là trẻ hư?
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết về 7 bài học lịch sự cho trẻ khi ngồi vào bàn ăn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bé phát triển tốt và có thái độ tốt hơn khi ăn cơm cùng gia đình. Cảm ơn bạn nhiều!