5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng – là cách nào và liệu mình đã từng gặp phải? – Chắc chắn đây nên là vấn đề chúng ta nên suy nghĩ và đặt câu hỏi lại với chính mình, để bảo đảm rằng trong cách nấu cháo cho con, ta không mắc phải sai lầm này. Vậy cụ thể 5 cách nấu không có lợi này ra sao, chúng ta cùng theo dõi chia sẻ ngay sau đây các mẹ nhé.
1. Cho thêm ngũ cốc vào cháo – 1 trong 5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng mà mẹ không ngờ tới
Thực đúng vậy, cho thêm ngũ cốc vào cháo là cách đầu tiên trong 5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng rất dễ gặp hiện nay. Ngũ cố là một trong các thực phẩm giàu dưỡng chất, luôn có mặt trong thực đơn cho trẻ.
Thực tế, một số mẹ vì muốn tăng thêm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con, nên đã “cố gắng” bỏ thêm ngũ cốc vào cháo, với mong muốn tận dụng được hết các chất dinh dưỡng có trong ngũ cốc cho bé. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm vì ngũ cốc chế biến cùng cháo, sẽ khiến con bị khó tiêu, con lại dễ ngán, lâu dần dẫn đến biếng ăn, và tình trạng suy dinh dưỡng có xảy ra – thì hẳn cũng không phải là điều khó hiểu. Do vậy, các mẹ không nên cho thêm ngũ cốc vào cháo khi nấu cho con ăn nhé.
2. Thêm gia vị quá mạnh vào cháo của trẻ
Bất cứ người lớn nào cũng có lúc cho rằng, món cháo của con trẻ thật nhạt nhẽo. Nhiều bà mẹ không ngại ngần bỏ thêm các loại gia vị như nước mắm, muối, đường,…vào cháo của trẻ ăn dặm, hoặc cho rất nhiều gia vị vào món ăn của các bé lớn hơn, với hy vọng sẽ hấp dẫn trẻ, khiến trẻ ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, việc cho nhiều gia vị vào thức ăn của trẻ không phù hợp, có thể khiến trẻ bị đau bụng hoặc gây ra sự khó chịu cho dạ dày non trẻ của bé, chưa kể đến là rất hại cho thận vì phải làm việc quá sức. Vì thế, các mẹ không nên thêm gia vị quá quá mạnh vào cháo cho trẻ nhé. Đây cũng là một trong 5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng đấy các mẹ ạ.
3. Dùng nước hầm xương nấu cháo – cách nấu cháo “kinh điển” dễ làm con suy dinh dưỡng nhất
Cách thứ ba trong 5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng là dùng nước hầm xương nấu cháo – đây được xem là cách nấu “kinh điển” không có lợi cho trẻ, mà ngày ngày vẫn có vô số các bà mẹ đang áp dụng.
Vì nghĩ rằng, nước hầm xương có nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ hấp thụ, nên có nhiều mẹ ngày nào cũng hầm xương cho con. Tuy nhiên, nước xương hầm có nhiều nitơ và chất béo, dù tạo cảm giác ngon miệng nhưng lại chứa ít đạm và canxi. Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng, còn gây khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Đối với trẻ 8 tháng tuổi trở lên làm quen với đạm, mẹ có thể bắt đầu hầm xương nấu cháo xen kẽ các món ăn khác, giúp bé cảm thấy ngọt nước. Xương ống nhiều mỡ, mẹ có thể mua xương hom, xương sườn, xương chân gà, xương cá, vỏ tôm, … Khi ninh nên để mở vung, vớt bọt và lọc váng mỡ thật kỹ.
Khi nấu cháo bằng nước xương mẹ có thể nấu cho bé ăn cả phần thịt bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, … và một tuần mẹ chỉ nên hầm xương nấu cháo cho con từ 1- 2 lần để bé thay đổi khẩu vị mà thôi.
4. Không cho dầu ăn vào cháo
Dầu ăn cho bé (bao gồm dầu thực vật hoặc dầu cá) nằm ở nhóm thực phẩm cung cấp chất béo (cùng những sản phẩm khác như mỡ, bơ …). Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ, hình thành mô mỡ, điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo làm cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể diễn biến tốt.
Dẫn lời bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu (Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2): “Việc cho dầu ăn vào cháo, bột của trẻ là bắt buộc chứ không phải là nên hay không nên. Dầu ăn giúp trẻ phát triển, tăng cân, nếu trong chế độ ăn mà không có dầu ăn thì nguy cơ sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng”. Do vậy 5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng của các bà mẹ phải chú thích việc bỏ dầu vào cháo cho con là việc quan trọng.
5. Nấu một nồi cháo to ăn cả ngày
Điều cuối cùng trong 5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng là nấu một nồi cháo to ăn cả ngày. Sai lầm này cũng đại đa số các bà mẹ mắc phải.
Do bận rộn hoặc sợ mất thời gian nên nhiều mẹ thường nấu một nồi cháo và cho con ăn cả ngày. Mẹ nên biết rằng chất dinh dưỡng trong cháo sẽ bị giảm trong quá trình bảo quản. Ở nhiệt độ thường, nhất là vào mùa nóng, cháo chỉ để trong 2 tiếng đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu ở ngăn mát, bảo quản được 3 tiếng nhưng cũng chỉ là cách để hạn chế sự phát triển của vi sinh vật không có lợi. Cháo bảo quản lạnh cần được đun sôi lại trước khi ăn.
Các mẹ có thể nấu một nồi cháo trắng múc ra ba chén khác nhau. Mỗi bữa mẹ chế biến cháo trắng cùng các thực phẩm đa dạng khác nhau, để tránh nhàm chán và mất chất, vitamin. Để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng các mẹ nên nấu rau củ đa dạng. Nếu xay nhuyễn, hãy bảo đảm rằng mẹ xay khi thực phẩm đã nguội, cách này cũng giúp hạn chế độ ngán cho trẻ.
Trên đây là 5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng mà các mẹ nên chú ý. 5 cách nấu này cũng có thể được xem là lý do điển hình, giúp chúng ta hiểu hơn, tại sao trẻ ăn đủ bữa, ăn nhiều mà trẻ không tăng cân , hay trẻ béo phì, mà cơ thể lại thiếu vitamin hay thậm chí là còi xương suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý thêm đừng nấu thường xuyên một món và nấu trong thời gian kéo dài lặp lại liên tục. Cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm, ăn mặn, quá nhiều khoai tây, cà rốt, hay cho con ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu. Thêm vào đó, hãy tránh những loại thực phẩm nào kết hợp có khả năng tạo ra độc tố. Nếu trẻ không tăng cân kéo dài, thì việc quan trọng nhất luôn là cần xem xét lại cách chế biến, cách cho trẻ ăn cháo của mình đã đúng phương pháp chưa, trước khi mang con đi các trung tâm dinh dưỡng hay các bác sỹ điều trị chuyên khoa.
Việc nấu cháo cần phù hợp với độ tuổi của trẻ cũng như điều kiện kinh tế gia đình và tình trạng bận rộn của mẹ. Tuy nhiên, dù trong bất cứ hoàn cảnh hay trường hợp lý do nào, cũng có những điều cần tránh, như ví dụ điển hình là tránh 5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng mà đã chia sẻ ở trên. Các mẹ hãy luôn thận trọng khi chế biến thức ăn cho trẻ, phải cần đúng cách, bởi sự chủ quan của chúng ta đôi khi có thể gây bất lợi, thậm chí là nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của con mà ta không hay biết.